Barista – nghệ nhân & phù thuỷ của thế giới cà phê

Submitted by hiroshi.digital On Friday, 07/19/19 - 10:48am

Trong vài năm trở lại đây tại Việt Nam, thuật ngữ “Barista” bỗng chốc trở thành cụm từ nổi lên trên các công cụ tìm kiếm. Người ta nói nhiều về nghề Barista như một hiện tượng mang tính xu thế. Nhưng liệu giá trị ngành nghề đã được hiểu cặn kẽ chưa? Hãy cùng Barista School tìm hiểu về Barista nghệ nhân cà phê, phù thuỷ pha chế nhé! 

1. Barista qua ánh nhìn của thế giới

Nhìn lại lịch sử từ những năm 1980 tại Ý, Barista được biết đến như một “Barmen”. Có thể hiểu một cách nôm na là người phục vụ đồ uống đứng phía sau quầy Bar. Thời điểm đó, người ta còn lầm lẫn Barista và Bartender. Trong khi sản phẩm phục vụ của các Bartender là rượu. Thì Barista phục vụ các món liên quan đến cà phê, tiêu biểu là Espresso. Vì thành phẩm khác nhau, chúng ta không thể dùng chung một từ để diễn tả 2 khái niệm được.

“Thế thì chúng ta cần sáng tạo ra một từ mới để diễn tả công việc này, quý vị ạ. Tôi thiết nghĩ chúng ta thật sự cần từ này đấy, nó sẽ là một phát minh vĩ đại cho Etymology (từ nguyên học) của thế giới cho xem” – con người thời đại đó nghĩ.

Và như vậy, “bùm”, khái niệm Barista ra đời. Barista là danh từ có nguồn gốc từ tiếng Ý. Thế nên hiển nhiên phải có giống đực/ cái và số ít/ nhiều. Đó là cách mà tất cả từ vựng của ngôn ngữ Ý này vẫn tồn tại hàng nghìn đời nay. Barista là một từ đặc biệt, vì dù đuôi từ kết thúc bằng âm “a”, nhưng lại không chỉ dành để chỉ phụ nữ. Người Barista có thể là bất cứ ai lành nghề, phục vụ đồ uống từ cà phê hay các món nước khác ngoài rượu.

Barista nghệ nhân của thế giới cà phê 1 Barista không đơn thuần chỉ là người đứng phía sau quầy Bar.

Đến năm 1992, từ điển tiếng Anh chính thức sử dụng “Barista” để chỉ những người làm công việc tương đương như kể trên. Chính từ lúc đó, Barista được phổ cập trên toàn thế giới. Theo thời gian, người ta đòi hỏi nhiều hơn ở một Barista về nhiều khía cạnh. Chứ không đơn thuần chỉ là những người phục vụ nước đứng sau quầy năm nào nữa.

NGHỀ BARISTA YÊU CẦU CẢ CHẤT LƯỢNG LẪN THẨM MỸ

Người muốn trở thành Barista không chỉ có đam mê đặc biệt với cà phê và sáng tạo thức uống là đủ. Họ phải được đào tạo bài bản, cả thái độ phục vụ lẫn kiến thức chuyên môn. Thế giới phát triển, đời sống dần hoàn thiện hơn nên nhu cầu sống, cảm nghiệm và thưởng thức của con người cũng cao lên một bậc.

Người ta không chỉ muốn một thức uống ngon, mà còn phải đẹp. Người ta muốn một thức uống không chỉ ngon, không chỉ đẹp, mà còn phải đầy cảm hứng… Tóm lại, Barista cần trang bị cho mình thêm kiến thức và cả tư duy sáng tạo. Đặc biệt, không ngừng tìm tòi, học hỏi và đổi mới tư duy nghề.

Và như vậy, Barista bước lên một tầm cao mới với sự phân cấp rõ ràng. Trong đó, mức độ cao nhất là các Experts (Chuyên gia) đầu ngành. Các chuyên gia này, có thể xem như những nghệ nhân cà phê, hay đúng hơn là những “phù thủy” pha chế. Những người có khả năng biến hóa, sáng tạo đỉnh cao với những món đồ uống. Họ khiến chúng trở thành một tác phẩm nghệ thuật đáng thưởng thức hơn bao giờ hết. Họ xứng đáng với danh xưng Barista nghệ nhân cà phê là vì vậy!

Barista nghệ nhân của thế giới cà phê 2 Barista là một nghệ nhân – một phù thủy sáng tạo của ngành F&B .

Đến đây, chúng ta có thể thấy rằng Barista cũng là một nghề cao quý. Một nghề không hề thua kém bất kỳ ngành nghề nào khác trong cuộc sống con người.

2. Hiện tượng “Barista” tại Việt Nam

Định nghĩa Barista được du nhập vào Việt Nam cùng với ngành công nghiệp cà phê kiểu phương Tây. Việt Nam không cảm thấy quá mới mẻ với cây cà phê đâu nhỉ? Vì chúng ta rõ ràng là một quốc gia có đủ điều kiện để trồng cà phê.

Tuy vậy, cách uống cà phê của phương Đông chúng ta có đặc trưng riêng, nên sản sinh ra một nền văn hóa cà phê cũng khác biệt. Thuật ngữ Barista được du nhập vào đất nước của chúng ta một cách không trọn vẹn, bởi lẽ xuất hiện sự va chạm của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Sự không trọn vẹn dẫn đến cách hiểu có đôi chỗ khập khiễng.

“Thế chúng ta có cần sáng tạo ra một từ mới nữa hay không nhỉ?”. Hẳn là bạn sẽ có xu hướng nghĩ như thế khi đọc đến đây. Thế nhưng điều quan trọng không phải là có từ mới xuất hiện hay không, mà là cách chúng ta nhìn về vấn đề đó như thế nào.

Tại sao lại nói “có đôi chỗ khập khiễng”?

Vì hình ảnh các Barista tại Việt Nam vẫn còn bị đóng khung là những người pha chế nước đơn thuần. Barista vẫn bị định kiến và xem nhẹ hơn vị trí đáng lẽ họ thuộc về. Bên cạnh đó, Barista có đôi khi bị hiểu nhầm là những người phục vụ cấp thấp trong một quán cà phê. Hay hiểu sai về công việc của họ là chỉ làm theo một công thức có sẵn. Hoặc đơn giản là hàng ngày pha đi pha lại 1000 ly nước tương tự nhau cho 1000 khách hàng khác nhau.

Thậm chí, Barista cũng có khi bị hiểu là nghề nghiệp “không có tương lai”. Bởi lẽ chúng ta chẳng nhìn ra đâu được bản đồ ngành, chẳng thấy một tia sáng nào cho sự phát triển.

Barista nghệ nhân của thế giới cà phê 3 Tái định nghĩa về Barista tại Việt Nam cùng Barista School.

Sự thật, Barista là một nghệ nhân cà phê, bản chất là một nghệ sĩ

Ấy, đừng vội bi quan. Đó là cách một vài người hiểu như thế, không có nghĩa nó thực sự PHẢI là như thế. Barista  nghệ nhân cà phê, bản chất là một nghệ sĩ, sản phẩm của họ là một tác phẩm nghệ thuật. Ngành Food & Beverage (F&B) tại Việt Nam những năm gần đây đã bắt đầu phát triển lên một tầm cao khác: sáng tạo hơn và rộng mở hơn. Cũng vì vậy, Barista nghệ nhân cà phê đã bắt đầu được đón nhận một cách dễ chịu hơn.

Và tất nhiên, bất cứ ngành nào cũng cần một người tiên phong. Barista School trong hơn 10 năm nay đã chấp nhận những rủi ro để trở thành người dẫn đầu. Người quyết tâm mang văn hóa cà phê, văn hóa Barista chuẩn quốc tế vào Việt Nam. Vì chẳng phải, để các bạn đam mê trở thành một Barista được vững tin vào nghề mình đã chọn. Đồng thời nhìn thấy một bức tranh tươi sáng hơn. Thì rất cần một người đồng hành am hiểu tiếp thêm sức mạnh & kiến thức hay sao?

Chậm mà chắc, Barista School tin rằng với sứ mệnh mở rộng tư duy ngành nghề, tái định nghĩa về Barista tại Việt Nam. Chúng ta chắc chắn sẽ có một cộng đồng lớn hơn nữa những người có đam mê và dám sống với đam mê trở thành một Barista. Hay nói đúng hơn là trở thành một nghệ nhân, một bậc thầy phù thủy sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật cho ngành.

Bài viết liên quan