Roaster – Nghề thợ rang cà phê là làm gì, có tương lai không?

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 05/31/21 - 12:39am

Cà phê từ lâu đã trở thành một món thức uống mang tính “cộng đồng” nhất trên thế giới. Hương vị của thức uống này sẽ không thể mang hương sắc phong phú và được nhiều người ưa chuộng như bây giờ nếu như hạt cà phê không trải qua quá trình rang

Rang được xem là một trong những công đoạn quan trọng nhất để tạo nên một tách cà phê ngon. Và người quyết định sự thành bại đầu tiên đến chất lượng ly cà phê đó chính là Roaster – Thợ rang. Vậy Roaster cụ thể là làm gì? Roaster có tương lai hay không? Hãy cùng Barista School cùng tìm hiểu về nghề nghiệp này nhé!

1. Roaster – Thợ rang cà phê

Cà phê là nghệ thuật và sự bung sắc toả hương của cà phê giống như bức tranh đầy sắc màu. Để tạo nên được những “bức tranh” ấy đòi hỏi nghệ sĩ phải nắm vững kiến thức, sáng tạo, tư duy luôn đổi mới và cải tiến. Nhà sáng tạo trong thế giới cà phê được gọi là những nhà rang xay bậc thầy – Marter Roaster. Có thể nói rằng, đó là những “ông trùm”, là “bộ não” đằng sau các cách pha chế, các công thức và các phong cách cà phê.

2. Cần làm gì để trở thành một Roaster chuyên nghiệp?

Cà phê ngày càng phát triển, nhất là trong thời kỳ cà phê đặc sản (specialty coffee) lên ngôi. Chất lượng cà phê là yếu tố rất được chú trọng và ngày càng được yêu cầu cao. Điều này cũng đòi hỏi về trình độ và tay nghề của những người làm cà phê, trong đó có nghề thợ rang – Roaster.

Vậy, làm sao để trở thành Roaster? Làm Roaster có cần phải đi học không?

2.1 Thợ rang cà phê chuyên nghiệp phải có đam mê và kiên trì với mục tiêu

Đam mê là yếu tố đầu tiên nếu bạn muốn thành công dù bạn có làm bất cứ nghề nghiệp nào. Với ngành cà phê, niềm yêu thích và sự đam mê lại càng vô cùng cần thiết, nếu không muốn nói đó là yếu tố quyết định cho sự thành bại và phát triển của sự nghiệp.

“Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn.”

Có đam mê chưa chắc có thành công. Nhưng nếu bản thân không có đam mê và dễ dàng bỏ cuộc thì thành công chỉ là giấc mơ không bao giờ thành. Đam mê chính là động lực cho sự cố gắng trước những khó khăn, vấp ngã; đó là “liều thuốc quý” cho ý chí vững bền.

2.2 Phát triển kỹ năng Sensory (cảm quan hương vị)

Thực tế, hương vị chính là yếu tố tạo nên sự đặc biệt và khác biệt của cà phê. Tuy nhiên, những tầng lớp hương vị đặc trưng ấy không phải tự nhiên mà có, đó còn là thành quả làm việc nghiêm túc của những người thợ rang cà phê.

Trước đây, nhất là ở Việt Nam, đa phần mọi người đều nhận định cái gọi là hương vị cà phê chính là vị đắng đậm, màu đen đặc và mùi thơm thơm của hạt cháy. Nhưng khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến chất lượng cà phê – nhất là trong làn sóng cà phê thứ 3 và thứ 4 thì giới thưởng thức mới đến được gần hơn với thế giới hương vị cà phê.

Giờ đây, hương vị cà phê còn trở nên đặc sắc hơn khi sự “góp mặt” của hương hoa & thảo mộc, hương trái cây, hương quả mộng… hay thậm chí là hương rượu vang. Tuy nhiên, để sáng tạo và kết hợp nên những hương vị phong phú này thì đòi hỏi Roaster phải hội tụ rất nhiều kiến thức và kỹ năng.

Nghề thợ rang cà phê 3
Cảm quan hương vị (Sensory Skill) là kỹ năng cần có của một Roaster.

2.3 Cảm quan hương vị – Kỹ năng không thể thiếu của Roaster chuyên nghiệp

Yếu tố tiên quyết mà mọi thợ rang cà phê cần có đó là kỹ năng cảm quan hương vị. Vậy, tại sao nói cảm quan hương vị lại là kỹ năng để phân cấp giữa thợ rang bình thường và thợ rang chuyên nghiệp? Hãy cùng Barista School tìm hiểu ngay sau đây:

Thứ nhất, Roaster sở hữu kỹ năng cảm quan hương vị nhạy bén thì mới đánh giá được liệu mẻ rang đã thành công hay thất bại, cà phê đạt yêu cầu hay đã chuyển cháy khét.

Thứ hai, kỹ năng cảm quan tốt mới có thể giúp Roaster nhận biết các tầng hương vị quý giá ẩn chứa bên trong những hạt nâu cũng như xác định được thời điểm vàng để cho ra những hương vị cà phê lý tưởng.

Thứ ba, kỹ năng cảm quan hương vị hỗ trợ thợ rang cà phê đánh giá, điều chỉnh và xử lý các mẻ rang với nhiều đặc tính và nguồn gốc khác nhau. Từ đó khéo léo giúp cho cà phê bung hương toả những hương sắc tiềm ẩn bên trong.

Rang cà phê có lẽ là điều ai cũng có thể làm được. Nhưng để rang cà phê ngon và đúng chuẩn, chúng ta cần có một lộ trình học hỏi và trau dồi thật nghiêm túc. Vậy nên, nếu bạn có đam mê với cà phê, có mục tiêu mong muốn trở thành một Master Roaster. Hãy bắt đầu hiện thực hoá giấc mơ đó bằng khoá học bài bản về Cảm quan hương vị – Sensory Skills (Coffee Falavorist) nhé!

2.4 Bổ sung kiến thức chuyên môn bài bản về cà phê và rang cà phê

Có lời khuyên cho rằng nếu muốn rang cà phê giỏi, hãy học nghề từ người thợ rang lâu năm. Đây là nhận định đúng, nhưng chưa đủ chính xác.

Hãy thử hình dung nhé. Với một người thợ rang lâu năm, hẳn họ có nhiều kinh nghiệm và rất quen thuộc với máy móc, dụng cụ. Tuy nhiên, nếu người thợ rang thâm niên đó xuất phát nghề không từ nền rảng kiến thức bài bản về cà phê và chỉ dựa trên cảm tính. Người thợ rang đó chưa khai phá kỹ năng cảm quan và cập nhật từ điển hương vị cà phê. Thì khả năng rất cao cũng chỉ ở mức độ thợ rang nghiệp dư.

Nghệ nhân rang – Roaster chuyên nghiệp không chỉ dựa trên kinh nghiệm về mặt thời gian; mà còn là kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn nữa. Thế nên, nếu đã xác định muốn trở thành một Roaster chuyên nghiệp, một thợ rang tiêu chuẩn quốc tế. Một khoá học về rang cà phê bài bản là bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện.

Nghề thợ rang cà phê 4

2.5 Có những lợi thế gì khi tham gia khoá học về rang cà phê?

Thứ nhất, Roaster cần hiểu về kiến thức về cà phê từ cơ bản đến chuyên sâu. Muốn có hạt cà phê rang ngon thì đầu tiên phải hiểu về cây cà phê, các điều kiện hình thành nên quả – hạt cà phê chất lượng. Quan trọng hơn là biết cách phân loại; đánh giá chất lượng cà phê; am hiểu về đặc tính của mỗi loại cà phê …

Thứ hai, nắm rõ các loại máy móc, dụng cụ phục vụ cho việc rang và đánh giá cà phê rang. Bên cạnh đó, còn phải nắm quy trình, biết cách bố trí môi trường, thiết lập mẻ rang tiêu chuẩn.

Thứ ba, nền tảng kiến thức và kỹ năng cảm quan, giúp Roaster đánh giá và xác định được sự cân bằng hương vị. Từ đó biết cách phân tích, nhận biết các lỗi rang và biết cách khắc phục.

Cuối cùng, chủ động thiết kế và thiết lập mẻ rang hoàn chỉnh tuỳ theo yêu yêu cầu mục đích sử dụng. Ngoài ra, còn biết thẩm định các mẫu rang, am hiểu về quy trình đóng gói, bảo quản cà phê.

2.6 Thực hành nhiều và nâng cao kinh nghiệm

Nếu kiến thức chuyên môn là điều kiện cần. Thì kinh nghiệm thực tiễn qua thực hành là điều kiện đủ để trở thành một Master Roaster tương lai.

Học là tìm hiểu, khám phá những tri thức về ngành nghề ở khía cạnh lý thuyết, lý luận. Còn hành là ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn để tạo ra sản phẩm và hình thành kinh nghiệm. Cho nên học và hành có mối tương quan rất chặt chẽ; không tách khỏi nhau được; đặc biệt là trong ngành nghề cà phê.

Nghề thợ rang cà phê 5

Thực tế thì rang là một quá trình với rất nhiều phân đoạn khác nhau đi kèm với một lượng kiến thức khổng lồ cùng rất nhiều thao tác phức tạp. Vậy nên, Roaster khi đã được nâng cao cảm quan, bồi đắp kiến thức thì cần phải thực hành nhiều thật nhiều. Đây là cách duy nhất nâng cao chuyên môn lẫn tay nghề, làm chủ từ thao tác đến chất lượng của mỗi công đoạn của quá trình.

Bạn nên nhớ rằng, để có được cà phê ngon. Roaster phải thử nghiệm và thực hành rất nhiều công thức, thiết lập hàng trăm mẻ rang; xử lý hàng ngàn lỗi kỹ thuật mới tìm ra được “bí quyết” cho từng loại cà phê.

Cà phê có bung toả được hương vị tuyệt vời vốn có hay không, phụ thuộc vào tay nghề của Roaster rất nhiều. Roaster giỏi còn được gọi là nghệ nhân rang cà phê là vì vậy; họ là nghệ sĩ của bức tranh hương sắc cà phê.

3. Nghề Roaster có tương lai không?

Nếu so với Barista hay Latte Artist thì Roaster chiếm tỷ lệ thấp hơn về mặt số lượng. Không phải vì nghề này không có tương lai mà là khá kén người bởi vì một vài lý do sau:

  • Định kiến về công việc: “Thợ rang” là danh từ mà mọi người hay dùng để nói về Roaster. Vô tình chữ “thợ” trong tiếng Việt nghe có vẻ hơi nặng nề và dường như không có tương lai. Tuy nhiên, quan điểm này khá hạn hẹp, sai lầm và đồng thời cũng là rào cản ngăn cản sự phát triển của nghề này.
  • Môi trường làm việc: Barista hay Brewer thường sẽ làm việc tại coffee bar, môi trường làm việc mát mẻ và được tiếp xúc. Ngược lại, các Roaster thường làm việc độc lập ở xưởng rang cùng với các thiết bị máy móc.
  • Lộ trình thăng tiến: Mọi người thường chưa nhìn thấy được con đường phát triển và thăng tiến tương lai đầy tiềm năng của nghề Roaster. Cứ nghĩ rằng, Roaster sẽ chỉ suốt đời rang cà phê trong xưởng rang nhỏ bé.

Khi thật sự tìm hiểu về ngành cà phê, bạn sẽ nhận thấy được những nhận định trên chỉ là bề nổi. Con đường phát triển cho những người yêu thích nghề rang cà phê cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị để bạn chinh phục:

3.1 Master Roaster

Nếu bạn đam mê việc sáng tạo ra hương vị của hạt cà phê và cảm thấy hạnh phúc với môi trường làm việc của xưởng rang “cool ngầu” thì việc trở thành Chuyên gia Rang Cà phê (Master Roaster) chính là con đường thích hợp dành cho bạn.

Việc đầu tư kiến thức, rèn luyện kỹ thuật, trau dồi kỹ năng từ cấp cơ bản đến chuyên nghiệp là lộ trình bạn nên theo đuổi. Ở đỉnh cao của nghề rang, Master Roaster là bậc thầy sáng tạo và kiểm soát hương vị cà phê sao cho hoàn hảo nhất. Đặc biệt hơn, Master Roaster còn có thể trở thành những nhà tư vấn, R&D hay thẩm định về cà phê. Họ cũng có thể là chủ của một thương hiệu cà phê rang xay của riêng mình.

Nghề thợ rang cà phê 6

3.2 Coffee Roasting Trainer

Khi đã ở đỉnh cao về kỹ năng, kỹ thuật lẫn kinh nghiệm về rang cà phê, nếu bạn có mong muốn truyền cảm hứng cho thế hệ sau thì việc trở thành Trainer (giảng viên) là một lựa chọn rất tuyệt vời. Tuy nhiên, để có thể trở thành một giảng viên thực thụ, bạn sẽ phải đạt các yêu cầu chuyên môn và được xác nhận bởi các hiệp hội uy tín thế giới về bộ môn rang cà phê.

Nghề thợ rang cà phê 7

3.3 Nhà thương mại – Thu mua

Bạn đam mê hương vị cà phê, yêu nghề thợ rang nhưng đồng thời thích kinh doanh và có hứng thú với lĩnh vực thương mại? Với kiến thức về cà phê cùng nền tảng bài bản của Roaster, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà thẩm định – thu mua – thương mại cà phê.

3.4 Chủ quán cà phê

Một quán cà phê rang xay là mơ ước của rất nhiều người làm nghề cà phê và yêu thích cà phê. Nếu bạn muốn có một quán cà phê theo phong cách và cá tính của mình thì nền tảng của thợ rang sẽ là lợi thế cho con đường kinh doanh này.

Kết

Làm thợ rang không khó, tuy nhiên để trở thành một Roaster thì cần rất nhiều sự đầu tư nghiêm túc từ kiến thức, thời gian có đến ý chí.

Có thể trước đây, khi ngành cà phê còn sơ khai thì tiềm năng  phát triển của các Roaster còn khá hẹp. Tuy nhiên xét ở hiện tại và tương lai, rang cà phê là một nghề rất tiềm năng cho sự phát triển và thăng tiến. Hãy thử trải nghiệm khóa học rang cà phê tại Barista School và đẩy lùi những định kiến để nhìn nhận đúng hơn về tầm quan trọng của nghề Roaster bạn nhé!

Xem thêm:

Nghề hấp dẫn – Đánh giá và Thu mua cà phê

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Website: https://baristaschool.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Hotline: 1900 636246

Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Bài viết liên quan