Gặp gỡ hai “phái yếu” có giấc mơ cà phê “mãnh liệt”

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 04/04/22 - 3:17pm

Giấc mơ cà phê không phải là lời nói suông. Có 2 “phái yếu” vẫn miệt mài hiện thực hóa giấc mơ của họ suốt 10 năm qua.

Julie Đặng và Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc chính là 2 nhân vật ấy. Với triết lý “Dám mơ – Dám tin – Dám thực hiện”, hai “nữ tướng” sáng lập Việt Nam Barista School đang từng bước chạm đến ước mơ lớn nhất trong sự nghiệp đó là: “Đưa cà phê Việt vươn mình ra thế giới” và “Thay đổi ánh nhìn về giá trị nghề Barista và nghề làm cà phê tại Việt Nam”.

…“Barista Việt phải có niềm tự tôn về cà phê nước nhà”

Đây được coi là một trong những “triết lý nghề nghiệp” trong sự nghiệp của Julie Đặng – người phụ nữ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã đảm nhận hàng loạt vị trí quan trọng của ngành cà phê quốc tế. Cô Julie Đặng hiện là Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Trường Đào tạo về Cà phê (Global Coffee School), thành viên chuyên nghiệp của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Thế giới (SCA) và Hiệp hội Cà phê Đặc sản châu Âu; đối tác chiến lược và là giảng viên chuyên nghiệp của Viện Nghiên cứu và phát triển mùi hương (Scentone); là trưởng giám khảo và giám khảo kỹ thuật cho các cuộc thi về cà phê trong nước và quốc tế. Chưa hết, cô còn là nhà tư vấn và đồng hành với các dự án khởi nghiệp trong ngành F&B của các bạn trẻ.

Julie Đặng vẫn luôn miệt mài hiện thực hóa giấc mơ cà phê của mình.

Sau nhiều năm theo đuổi và thành công trong ngành cà phê, Julie Đặng khẳng định rằng Barista là một nghề đặc biệt. Ở đó vừa có kỹ thuật phức tạp nhưng cũng vừa có sự mềm mại của kỹ năng, đầy thơ mộng và sáng tạo của văn hóa mỗi quốc gia, vùng miền. Chính vì vậy, với cô, người pha chế không chỉ là một người “kỹ sư” nắm vững các quy tắc của nghề, pha chính xác từng định lượng nguyên liệu mà còn là người nghệ sĩ thấu hiểu cái hồn của cà phê và cảm xúc mà nó mang lại cho người thưởng thức.

Đọc thêm:

Hãy pha cà phê bằng cả trái tim!

Am hiểu hương vị cà phê nên là một kỹ năng sống

Julie Đặng – Tôi đang truyền tình yêu và ước mơ về cà phê

Julie Đặng chia sẻ thêm: “Các Barista Việt Nam không hề thua kém bạn bè quốc tế về kỹ thuật. Thậm chí chúng ta còn có thể tự hào về sức sáng tạo cũng như tinh thần làm việc của mình. Tuy nhiên, cái chúng ta còn thiếu chính là tác phong chuyên nghiệp cũng như cảm quan về cà phê nước nhà”. Do vậy, trong quá trình huấn luyện các tuyển thủ barista, Julie Đặng không chỉ tập trung giúp họ hoàn thiện kỹ năng pha chế, mà còn là niềm tự hào về cà phê Việt cùng phong thái đĩnh đạc, tự tin trên sàn đấu.

Hiện tại, chị đảm nhiệm công việc đào tạo tại Học viện Việt Nam Barista School – nơi ươm mầm cho những tài năng trẻ về cà phê của Việt Nam. Julie Đặng luôn kiên định và tâm huyết với niềm tin rằng Barista School sẽ là nơi truyền cảm hứng cho các thế hệ barista tương lai tình yêu và nhiệt huyết với cà phê Việt.

…“Barista không chỉ là người pha chế mà còn là người nghệ sĩ”

Đồng hành cùng cô Julie Đặng trong việc sáng lập và phát triển Barista School, cô Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc cũng là một tên tuổi đóng góp lớn trong lĩnh vực đào tạo ngành cà phê với quan điểm nâng tầm cà phê Việt để tạo động lực cho nông dân, từ đó tạo ra những hạt cà phê chất lượng hảo hạng mà giới cà phê hay ưu ái gọi với danh hiệu “Specialty Coffee”. Tuy nhiên, cô Kim Ngọc cũng nhận định rằng, việc nâng tầm thị trường cà phê Việt không phải là nhiệm vụ đơn giản và tức thời nhưng là việc tất yếu phải làm khi thị hiếu của khách hàng ngày càng cao hơn.

CEO Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc

Từ suy nghĩ này, cô Kim Ngọc cho rằng người Barista có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác lập vị thế mới cho cà phê Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên Espresso hay Cappuccino trở nên nổi tiếng, chúng không chỉ là những ly cà phê đẹp mắt, hương vị thơm ngon, mà còn là một đặc trưng văn hóa khiến người ta nhớ đến như khi nhắc tới nước Ý. Chính vì vậy, tại Việt Nam, cô Kim Ngọc luôn tin rằng nếu đội ngũ Barista nói riêng và những người làm cà phê nói chung có trình độ cao hơn, tạo được đẳng cấp cho sản phẩm của mình thì tương lai nâng tầm cà phê Việt sẽ không còn xa vời.

Bước đầu tiên chính là phải xác định Barista không chỉ là một nghề, đó còn là một sứ mệnh và là tương lai cho ngành cà phê Việt Nam. Sau đó là quá trình học hỏi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm cả về kỹ năng lẫn cảm quan dành cho đồ uống. Có như vậy, mỗi món đồ uống mới trở thành dấu ấn độc nhất của Barista. Dần dần, những đồ uống này sẽ nâng tầm khẩu vị, thị hiếu của khách hàng, từ đó nâng cao tiêu chuẩn đồ uống Việt, yêu cầu khắc khe hơn cho nguyên liệu và sản xuất, và dần đưa thương hiệu nước nhà sánh ngang với các nước có ngành đồ uống phát triển.

Hiện tại, Việt Nam Barista School đang đồng hành cùng cuộc thi Global Coffee Championship (GCC) – cơ hội để các barista Việt được giao lưu, học hỏi và khẳng định tài năng với các bạn bè quốc tế. Các đại diện Việt Nam không chỉ khẳng định khả năng, sức sáng tạo của mình mà còn có cơ hội kiến tạo nền tảng cho sự nghiệp của mình sau này.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc tham khảo qua các kênh thông tin của Việt Nam Barista School:

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Website: https://baristaschool.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Hotline: 1900 636 246

Theo JinLu I Báo Thể thao và Văn hóa

Bài viết liên quan