Giấc mơ lớn về cà phê của người sáng lập Barista School

Submitted by hiroshi.digital On Friday, 07/29/22 - 5:05pm

Mang cà phê Việt ra thế giới và thay đổi cách nhìn về giá trị nghề pha chế cà phê tại Việt Nam. Đó là ước mơ và cũng là sự mệnh của những người sáng lập Barista School.

Mang cà phê Việt ra thế giới và thay đổi cách nhìn về giá trị nghề pha chế cà phê tại Việt Nam. Đó là ước mơ và cũng là sự mệnh của những người sáng lập Barista School.

Cà phê vốn được xem là “lãnh địa” của phái mạnh. Từ những năm 1870, đường Font – thành trì của những nhà nhập khẩu cà phê tại New York – từng là “đặc khu” của các nam doanh nhân (theo sách Hành trình cà phê của tác giả Mark Pendergrast). Định kiến này đã khiến cho việc phụ nữ muốn tham gia vào ngành cà phê là điều không tưởng. Ngay cả ông Jabez Burns – chủ biên của tờ tạp chí thương mại cà phê đầu tiên trên thế giới The Spice Mill (năm 1878) – cũng cho rằng chỉ có đàn ông nên làm trong ngành cà phê còn phụ nữ thì không.

Ở Việt Nam, định kiến này càng mạnh mẽ và tồn tại trong ngành cà phê rất nhiều năm qua. Nên khi mới bước chân vào ngành cà phê, Julie Đặng và Huỳnh Thị Kim Ngọc khá “ẩn mình”. Tuy nhiên, hai người phụ nữ này lại mang trong mình niềm tự tôn rất lớn về cà phê Việt. Vì vậy, Julie và Ngọc quyết định thành lập Barista School đồng thời kiên trì thực hiện các chương trình quảng bá cà phê Việt đến với các tổ chức uy tín trên thế giới.

Công Ty TNHH Học Viện Barista Quốc Tế

Barista School trở thành trường đầu tiên đào tạo nghề cà phê bài bản nhất tại Việt Nam. Ngoài các khóa đào tạo cơ bản cho học viên từ môn cảm quan mùi vị, kỹ năng pha chế, trường còn tổ chức những khóa học chuyên sâu về rang xay, kỹ thuật chiết xuất cho đến kiến thức nhằm kiểm soát chất lượng thức uống, dịch vụ khách hàng và vận hành kinh doanh. Gần 10 năm theo đuổi giấc mơ về cà phê, hai nhà sáng lập Barista School đã thật sự thăng hoa trong chính công việc của mình và không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng ấy đến cộng đồng Việt Nam.

Với vai trò là cố vấn đào tạo đồng thời là giảng viên tại Học viện Việt Nam Barista School, Julie Đặng đã truyền cảm hứng cho hàng ngàn Barista, cả tình yêu cà phê Việt lẫn sự tự tin về nghề nghiệp của mình. Mặt khác, Julie cũng không ngừng phát triển sự nghiệp của bản thân để tạo uy tín cá nhân trên trường quốc tế. Đến nay, cô hiện là Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Trường Đào tạo về Cà phê (Global Coffee School), Giảng viên được chỉ định (AST) của Hiệp hội Cà phê Đặc sản Thế giới (SCA) và Hiệp hội Cà phê Đặc sản châu  u; đối tác chiến lược và là giảng viên chuyên nghiệp của Viện Nghiên cứu và phát triển mùi hương (Scentone); là trưởng giám khảo và giám khảo kỹ thuật cho các cuộc thi về cà phê trong nước và quốc tế.

Barista School vinh dự đạt danh hiệu TOP 10 “ Thương Hiệu Xuất Sắc Châu Á 2022”

Đồng hành cùng cô Julie Đặng trong hơn 10 năm qua là Nguyễn Huỳnh Kim Ngọc – CEO của Barista School. Với tư duy của một người làm giáo dục, Ngọc cho rằng người làm cà phê có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác lập vị thế mới cho cà phê Việt Nam. Và người làm cà phê, dù ở bất kì vị trí nào cũng là một nghệ nhân và là một nhà khoa học đáng được trân trọng. Từ người nông dân, nhà rang, Barista đến các nhà quản lý, các nhà thương mại… Vì vậy, cô không cố gắng chạy theo thị trường mà kiên định từng bước “chậm mà chắc”, để Barista School luôn là môi trường giáo dục chuẩn mực dành cho những học viên yêu thích cà phê. Trong môi trường đó, mỗi học viên đều hiểu rằng Barista không chỉ là một nghề, mà là tương lai cho ngành cà phê Việt Nam. Mỗi Barista sẽ có sứ mệnh nâng tầm khẩu vị, thị hiếu của khách hàng, từ đó nâng cao tiêu chuẩn về nguyên liệu và sản xuất, từ đó dần đưa thương hiệu nước nhà sánh ngang với các nước có ngành F&B phát triển.

Đến nay, Barista School đã và sẽ đồng hành cùng hàng chục cuộc thi quốc tế, tạo sân chơi cho các Barista Việt được giao lưu, học hỏi và thi với các bạn bè quốc tế. Đây sẽ là cơ hội để các Barista luôn tự hào về nghề nghiệp của mình, cũng là cơ hội để kiến tạo nền tảng cho sự nghiệp rộng mở của người làm cà phê trong tương lai.

Bài viết liên quan