Kinh doanh FnB, đặc biệt là ngành hàng đồ uống, giải khát luôn là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn. Bất kỳ ai cũng có thể thấy đây là sản phẩm có tệp khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn và không ngừng phát triển. Đặc biệt, khi thị trường cà phê ngày một tăng trưởng cà về lượng và chất. Việc kinh doanh, mở quán cà phê càng thu hút các start-up trẻ tuổi và cả những người có kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác. Rất nhiều người ấp ủ mở quán cà phê cho riêng mình. Vậy, chủ quán cần biết và cần quan tâm những gì để thực hiện ước mơ đó?
Muốn mở quán cà phê. Hãy nghiên cứu thị trường cà phê!
Mở quán cà phê do theo đuổi trào lưu. Con đường nhanh nhất đi đến thất bại.
Mở một quán cà phê thật sự không khó. Nhưng lại rất dễ thất bại bởi rất nhiều lý do. Mở quàn cà phê theo trào lưu, đây là nguyên nhân phổ biến và cũng là lý do chủ yếu dẫn đến sự thất bại. Phần lớn, khi thấy ai đó mở quán cà phê thành công thì bạn dễ có xu hướng “bắt chước” mở theo mà không hề có sự chuẩn bị kĩ càng. Vậy nên, sự đổ bể kinh doanh và điều không khó hiểu.
Thiếu hiểu biết về ngành nghề, không nghiên cứu thị trường. Điểm chết của phần lớn chủ quán.
Sự đam mê chưa đủ lớn, không có sự ám hiểu về ngành nghề. Chưa nghiên cứu về thị trường kinh doanh cà phê và đồ uống. Hoặc làm theo người khác … Đó là các “điểm chết” của các chủ quán khi bước vào lĩnh vực kinh doanh này.
Đầu tư và tìm điểm khác biệt. Điều mà chủ quán phải làm.
Thực tế, để mở quán cà phê, cần đầu tư lớn cà về thời gian và tiền bạc.
Thứ nhất, bạn cần dành thời gian tìm hiểu nghiêm túc quy trình chuẩn kinh doanh một quán cà phê. Bạn có thể tiếp cận với các chủ doanh nghiệm cà phê và học hỏi kinh nghiệm của họ. Tìm hiểu xem những gì tạo nên thành công và hiệu quả, cũng như những vấn đề rắc rối.
Thứ hai, bạn cần trải nghiệm thực tế. Hãy đóng vai khách hàng khó tính và ghé thăm càng nhiều quán cà phê càng tốt. Việc trải nghiệm này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề; cũng như thấy rõ những gì bạn muốn xây dựng trong quán cà phê của mình.
Thứ ba, bạn cần cân nhắc và lựa chọn. Bạn sẽ học hỏi những điều gì ở doanh nghiệm khác và quyết định điều gì sẽ khiển quán cà phê của bạn trở nên khác biệt.
Tìm hiểu về khách hàng, chủ quán không thể bỏ qua.
Khách hàng của bạn, họ sẽ là ai?
Nhu cầu của họ là gì?
Thời gian nào trong ngày sẽ bận rộn nhất?
Việc hiểu rõ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, còn giúp bạn xây dựng được menu và giá phù hợp. Điều này là cốt lõi cho sự thành công khi mở quán cà phê.
Xác định tầm nhìn (vision) của bạn khi mở quán cà phê
Nếu đã đầu tư nghiêm tức về thời gian và công sức cho việc tìm hiểu thị trường. Hẳn bạn đã có trong đầu kế hoạch và hình ảnh về quán cà phê của mình. Vậy còn chờ đợi gì nữa, hãy viết ra những gì bạn muốn đạt được; vẽ ra không khí bạn muốn tạo ra trong quán cà phê của mình.
Đầu tiên, hãy thu thập hình hình ảnh, thực đơn và nguồn cảm hứng cho ý tưởng thiết kế quán cà phê của mình.
Tiếp theo, lựa chọn và quyết định những món nào bạn sẽ phục vụ và món nào sẽ chủ đạo trong menu.
Kế tiếp, bạn sẽ tạo cảm giác cho khách hàng như thế nào khi họ vừa bước vào cửa …
Việc xác định rõ tầm nhìn giúp bạn nhất quán khi: Trang trí, làm menu, chọn cà phê, ly tách… Và cả xác định cách và bạn sẽ tương tác và giao tiếp với khách hàng.
Lưu ý rằng, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi đối tượng khách hàng. Bí quyết thành công là bạn thực sự hiểu mình đang thiết kế mô hình quán cà phê này phục vụ cho ai.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết
Thông thường, việc lập kế hoạch kinh doanh thường sẽ bị chủ quán bỏ qua.
“Ai đọc nó chứ …”, “mất thời gian …”, “để làm gì?…” là những suy nghĩ của chủ quán.
Trên thực tế, việc này rất có lợi và nên thực hiện ở bước đầu tiên của quy trình mở quán cà phê. Cụ thể, quá trình viết một kế hoạch kinh doanh giúp chủ quán thực sự hiểu thị trường tại địa phương. Hơn nữa, giúp bạn xem xét kỹ những con số cần thiết để việc kinh doanh thành công.
Kế hoạch kinh doanh cũng sẽ hướng dẫn bạn thực hiện từng giai đoạn phát triển và quản lý quán cà phê của mình. Đồng thời, nó cũng là sơ đồ lộ trình cho cấu trúc, điều hành và phát triển doanh nghiệp của bạn.
Kế hoạch kinh doanh mở quán cà phê nên bao gồm:
- Mô hình này đại diện cho điều gì và nó sẽ nổi bật như thế nào?
- Phân tích thị trường mục tiêu: Khách hàng của bạn là ai? Đối thủ cạnh tranh là bạn là những ai?
- Đội ngũ của bạn: Bạn sẽ tự mình làm những hạng mục công việc gì? Và bạn sẽ thuê những ai để làm các công việc còn lại?
- Kế hoạch Marketing: Điểm khác biệt của bạn là gì? Bạn sẽ truyền thông, lan truyền thương hiệu, sản phẩm như thế nào?
- Mức đầu tư: Bạn cần bao nhiêu tiền mặt để triển khai dự án; nguồn tiền đó đến từ đâu?
- Dự báo tài chính: Điểm lãi và lỗ dự kiến, dòng tiền (cash flow).
- Vị trí mở quán cà phê.
- Xây dựng quy trình vận hàng và quản trị.
Và tất nhiên là còn rất nhiều điều phải suy nghĩ. Nhưng dành thời gian xây dựng kế hoạch cho từng hạng mục công việc sẽ là điểm mấu chốt giúp bạn thiết lập thành công.
Lựa chọn vị trí và địa điểm mở quán cà phê
Vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu với sự thành công của bất kỳ hoạt động kinh doanh quán cà phê nào.
Trước khi đưa ra quyết định, hãy dành một chút thời gian để quan sát.
Đầu tiên, hãy chý ý xem có bao nhiêu người đang bị bộ tại tại điểm quan sát, mật độ như thế nào vào giờ cao điểm và thấp điểm.
Thứ hai, tính toán xem có bao nhiêu chỗ đậu xe, đặc biệt là vào khung giờ dự đoán đông khách nhất.
Cuối cùng, địa điểm của quán cà phê có dễ thu hút, tiện lợi và nằm trong vùng quan tâm của khách hàng không?
Bên cạnh đó, chủ quán tương lai phải trả lời được những câu hỏi:
Vị trí có ý nghĩa gì về mặt nhân khẩu học?
Cộng đồng dân cư địa phương thích làm những gì?
Quán cà phê của bạn có đang ở gần nhiều quán cà phê khác không? Hay con đường/ con hẻm đó chỉ có mỗi mình quán của bạn?
Hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ dành rất nhiều thời gian ở đây (8 – 16 tiếng/ ngày). Vì vậy, bạn cần đảm bảo mình thực sự hiểu văn hoá; nhịp điệu và guồng sinh hoạt của dân địa phương. Đừng quên, một điều quan trọng nữa là phải hiểu thật kỹ về chi tiết hợp đồng thuê địa điểm; mua bán sỉ lẽ với các nhà cung cấp/ khách hàng. Bạn nên chắc chắn nắm rõ các vấn đề pháp lý trước khi quyết định ký bất cứ điều gì.
Tìm kiếm và hợp tác với những nhà cung cấp uy tín
Tìm kiếm các nhà cung cấp tốt, đáng tin cậy là một phần quan trọng của bất kỳ việc kinh doanh nào. Nó lại càng quan trọng hơn trong lĩnh vực kinh doanh FnB là liên quan đến sức khoẻ và trải nghiệm của con người.
Tuỳ thuộc vào mô hình quán cà phê bạn muốn mở, các nhà cung cấp chính thường là: Cà phê; sữa; bánh; đồ tươi sống; và một vài nguyên liệu tạp hoá. Tất nhiên, bạn cũng sẽ cần cốc (sứ, thuỷ tinh, giấy …), khay, khăn … và các dụng vụ pha chế khác. Danh sách vật dụng sẽ rất dài và luôn có phát sinh. Vậy nên bạn hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách tất cả các nguồn cung cấp mà bạn cần; càng chi tiết càng tốt.
Việc lập danh sách có vẻ tốn khá nhiều thời gian và cần chút kiên nhẫn nữa. Tuy nhiên, điều đó rất cần thiết vì sẽ là cơ sở để bạn so sánh các nhà cung cấp về giá, chất lượng, chăm sóc sau đó… cho đến khi bạn tìm thấy đối tác “chân ái”.
Thiết bị và dụng cụ
Khi bàn về nguồn cung cứng thiết vị, dụng cụ. Bạn có một vài lựa chọn như sau:
- Mua thiết bị mới hoàn toàn bằng nguồn tài chính đầu tư ban đầu của bạn. Và nó đã nằm trong kế hoạch tài chính.
- Thuê thiết bị thông qua các nhà cung cấp máy móc, thiết bị uy tín. Trong một vài trường hợp, có hình thức cho vay; trả góp hoặc quy đổi quyền lợi với các bên cung cấp.
Hạng mục trên, thường sẽ rơi vào các thiết bị mắc tiền và quan trọng như máy pha, máy xay và máy rang cà phê. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần đầu tư thêm các thiết bị khác như máy xay sinh tố, tủ lạnh, máy sấy ly tách, máy tính tiền …
Một lần nữa, để hiệu quả, bạn hãy lập danh sách và càng chi tiết càng tốt. Bạn có thể phân chia mua sắm mọi thứ theo lộ trình thứ tự quan trọng và theo khả năng tài chính của bạn.
Thiết kế quán cà phê mà bạn ao ước
Việc thiết kế quán cà phê rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Điều này là một trong những yếu tố hấp dẫn khách hàng và thu hút họ quay trở lại.
Phong cách thiết kế phần lớn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm tới. Nó sẽ mang tinh thần hiện đại hay cổ điển? Nó dành cho khách hàng trẻ tuổi hay thân thiện với gia đình? Chú trọng không gian xanh với nhiều cây cối hay theo phong cách công nghiệp cá tính? Hãy hiểu thị hiếu và sở thích của khách hàng mà bạn nhắm tới để xây dựng phong cách cho không gian mà họ dành thời gian thưởng thức.
Lại lưu ý một lần nữa, đừng cố gắng làm hài lòng mọi đối tượng. Hãy chọn một chủ đề và gắn bó với phong cách đó để tạo ra một bản sắc mạnh mẽ, có gu.
Khi thiết kế, hay chú trọng tính đồng bộ lẫn những điểm nhỏ một cách tinh tế. Như là thiết kế mặt tiền, bảng chỉ dẫn, nội thất và ánh sáng. Sự hiệu quả về mặt thiết kế lẫn bố trí là phải thuyết phục được cả nhân viên và khách hàng. Vì họ chính là người tạo nên thành công của mô hình kinh doanh.
Bạn cần đặt ra các vấn đề:
- Barista có thể làm việc một cách thuận tiện bài bản trong không bản quầy bar không?
- Nhân viên phục vụ có thể di chuyển nhanh chóng, thuận tiện khắp quán và mọi ngóc ngách của quán không?
- Khách hàng sẽ hiểu quy trình đặt hàng khi bước vào quán cà phê của bạn chứ?
- Không gian thưởng thức đồ uống có mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho khách hàng không?
- Khu vực nhà vệ sinh có bảo đảm yêu cầu và thoải mái, thuận lợi cho khách hàng không?
Và còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến thiết kế và bố trí mặt bằng. Điều này cũng khá tốn kém, nhưng việc thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp là rất cần thiết nếu bạn không muốn mất các chi phí xử lý sự cố về sau.
Tạo ra một bầu không khí trải nghiệm, thưởng thức tuyệt vời; đáp ứng quy trình làm việc hiệu quả là rất quan trọng. Đó là công việc của một nhà thiết kế, một nhà tư vấn setup có kinh nghiệm có thể tạo ra tất cả sự thành công và cả sự khác biệt.
Sáng tạo menu ấn tượng cho quán cà phê của bạn
Nếu thiết kế là ngoại hình, thì menu là linh hồn của quán cà phê. Vì thế, menu nên thể hiện tầm nhìn và chủ đề quán cà phê của bạn.
Để có một menu sáng tạo đầy ấn tượng, mọi thứ cần được chú ý và xem xét. Từ việc lựa chọn thực phẩm, công thức đồ uống, trang trí món. Đến cả việc thiết kế menu, lựa chọn màu sắc, phông chữ, lời giới thiệu hấp dẫn, hình ảnh thú hút và giá cả.
Cách bài trí món ăn và cách thức phục vụ qua hình ảnh sẽ góm phần định hình phong cách menu của bạn. Một bí quyết tạo nên menu đẹp mà chất, đó là sự đơn giản. Một trong những sai lầm phổ biến của các quán cà phê đó là chủ quán luôn cố gắng làm hài lòng tất cả các đối tượng, kể cả không phải là khách hàng mục tiêu. Họ đưa rất nhiều món vào menu, trông khá rối và có hàng tá món không bao giờ được đặt hàng.
Một lời khuyên giá trị nữa, đó là chỉ nên tập trung khoảng 10 -15 món nhưng đặc sắc và có thể làm hài lòng phần lớn khách hàng của bạn. Bảo đảm các món luôn bán chạy để không bị tồn đọng nguyên vật liệu. Theo định kỳ, hãy thay đổi và sáng tạo thêm 1-2 món khác để tạo sự tươi mới.
Chi phí thành phần (cost) rất quan trọng.
Menu sáng tạo và thú vị đến mấy cũng cần có lợi nhuận, bạn đang kinh doanh mà. Thế nên, việc tính toán chi phí cho thành phần, nguyên liệu, … tỷ suất lợi nhuận của từng mặt hàng là điều cần thiết.
Nguyên tắc chung đơn giản mà bạn có thể áp dụng, đó là chi phí nguyên liệu không được cao hơn 35% giá bán lẻ.
Nhân sự và quy trình vận hành là yếu tố duy trì ổn định và phát triển khi mở quán cà phê
Nhân sự luôn là vấn đề của mọi loại hình kinh doanh, dù là ở ngành hàng hàng nào, đặc biệt là dịch vụ FnB.
Tìm và giữ nhân viên giỏi. Luôn là sự quan tâm của chủ quán.
Hầu hết, chủ quán bắt đầu bằng cách tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm, điều hành rất dễ hiểu. Nhưng liệu có hiệu quả hay không?
Thực tế, với ngành nghề dịch vụ, có một thứ quan trọng và vượt xa hơn kinh nghiệm, đó là THÁI ĐỘ. Kỹ thuật có thể học, kỹ năng có thể rèn luyện, kiến thức có thể trau dồi, nhưng thái độ … là một cái gì đó khó có thể nắm bắt nhanh chóng.
Giai đoạn đầu, để quán có thể khởi động nhanh chóng, nhân viên có kinh nghiệm là điều nên làm. Tuy nhiên, việc phát triển văn hoá đội nhóm chỉ xảy ra khi tuyển được đúng người. Việc tuyển dụng và đào tạo cần thời gian và cả sự kiên nhẫn. Và để hỗ trợ cho điều đó một cách thuận lợi, bạn nên xây dựng một quy trình làm việc thật “mượt mà” và hiệu quả, sát với thực tế. Và để có một quy trình vận hành và quản lý tốt, cần có sự tư vấn của chuyên gia có tay nghề lẫn kinh nghiệm.
Xem thêm: Nhân viên pha chế nên có kỹ năng, kỹ thuật nào?
Marketing quán cà phê
Ít nhất 3 tháng trước khi chính thức đưa quán cà phê của bạn vào hoạt động, bạn đã phải xây dựng mạng lưới truyền thông rồi. Trong đó, phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media) sẽ là kênh hiệu quả và không thể bỏ qua. Ví dụ: Fanpage, group, …
Một kênh khác được lựa chọn để quảng bá về cà phê rất tốt là Instagram. Đó là một nền tảng truyền thông tin bằng hình ảnh rất hiệu quả và không kém thu hút.
Đừng quên việc đảm bảo rằng bạn đã xác nhận địa điểm của mình trên Google Map. Điều này rất quan trọng cho việc hiển thị quán của bạn trong các lượt tìm kiếm trên các nền tảng khác nhau.
Việc lập kế hoạch marketing, đầu tư nội dung (content) cũng như hình ảnh, thiết kế … cực kỳ quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng. Và đừng quên luôn tạo ra những trò chơi hoặc những cách thức thu hút, khuyến khích khách hàng tương tác, chia sẻ … với những phần quà hấp dẫn.
Đừng xem thường marketing bởi vì nó ảnh hưởng và quyết định rất lớn đến sự thành công và phát triển của một quán cà phê.
Chăm chút tinh tế cho ngày khai trương quán cà phê của bạn
Ngày khai trương quán cà phê sẽ là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của mô hình kinh doanh của bạn. Đó là thành quả của sau nhiều tháng chuẩn bị cùng biết bao công sức lẫn tiền của. Chính vậy, việc lập kế hoạch chuẩn bị cho thời khắc này rất cần được chăm chút cẩn trọng.
Đây là thời điểm và cơ hội tuyệt vời để lấy thiện cảm và xây dựng mỗi quan hệ lâu dài với khách hàng của bạn. Vì thế, kế hoạch của bạn cần được check-list rất kỹ và chi tiết. Đảm bảo rằng bạn có đủ nhân viên phục vụ cho sự kiện; nguyên vật liệu đáp ứng đủ cho số lượng khách sự kiến và dự phòng tham gia. Đồng thời, đừng quên chuẩn bị một vài kịch bản dự đoán sự cố và cách xử lý nó.
Ngày khai trương cũng là cách tuyệt vời để kiểm tra đội ngũ nhân viên; cho chạy thử quy trình làm việc để có thể khắc phục những vướng mắc. Hãy chuẩn bị thật chu đáo, soi xét từng chi tiết, từng ngóc ngách để có một buổi khởi đầu thật ý nghĩa và may mắn nhé!
Kết
Ý tưởng mở quán cà phê cho riêng mình, thậm chí là chuỗi quán cà phê là niềm mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công và phát triển được lâu dài thì là cả một quá trình với rất nhiều sự đầu tư.
“Dục tốc bất đạt”. Hãy đừng nóng vội thực hiện mà chưa có sự tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, chưa có một kế hoạch chí tiết và chỉnh chu cho nó.
VIỆT NAM BARISTA SCHOOL
Website: https://baristaschool.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool
Hotline: 1900 636246
Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM