Site icon Barista School

Trải nghiệm cà phê của người chưa học cảm quan (Sensory) có bị hạn chế không?

Trải nghiệm cà phê của người chưa học cảm quan có bị hạn chế không?

Chắc hẳn giữa cuộc sống bộn bề, chúng ta đã quen thuộc với việc nạp năng lượng bằng một tách cà phê vào mỗi buổi sáng.

Có những người lựa chọn cà phê vì sự tỉnh táo tức thì, và cũng có những người thưởng thức cà phê bởi những nốt hương vị của thức uống này giúp họ có thêm năng lượng tích cực.

Hạnh phúc thường không ở đâu xa mà luôn hiện hữu ở từng giây phút hiện tại. Vậy, trải nghiệm cà phê của người chưa học cảm quan có bị hạn chế hay không? Mời bạn cùng Barista School đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Tầm quan trọng của Cảm quan (Sensory) đối với lĩnh vực cà phê

Trải nghiệm cà phê là một hành trình thú vị. Ẩn chứa bên trong mỗi tách cà phê là những nốt hương và vị riêng, tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng như nguồn gốc xuất xứ của từng loại cà, nhiệt độ rang và cả phong cách pha chế. Bằng cách sử dụng kỹ năng Cảm quan, chúng ta có thể đánh giá và phân tích chất lượng của cà phê thông qua các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác… Cụ thể như:

Thị giác: Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện màu sắc của cà phê. Người thưởng thức thường quan sát sắc độ của cà phê, từ màu đen đậm cho đến nâu sáng. Đây cũng là tiền đề để nhận biết xem loại cà phê mà bạn đang thưởng thức sẽ “nhẹ đô” hay “nặng đô”.

Vị giác: Giác quan này hỗ trợ chúng ta trong việc cảm nhận hương vị bởi ẩn chứa bên trong mỗi hạt nâu là vô vàn hương sắc phong phú. Hơn cả vị đắng, ngọt, chua; khả năng Cảm quan còn giúp bạn gọi tên được các nhóm hương vị đặc sắc khác như nhóm trái cây nhiệt đới, nhóm quả mọng, nhóm cam chanh, nhóm quả hạch, nhóm ngũ cốc & các loại hạt, nhóm so-co-la & ca-ra-men, nhóm hoa & các loại thảo mộc, nhóm gia vị, nhóm rau củ quả, nhóm thực phẩm mặn.

Cảm quan mùi vị (Sensory) là kỹ năng giúp bạn thưởng thức cà phê một cách trọn vẹn.

Khứu giác: Thông thường, trước khi thưởng thức bất cứ món ăn hay thức uống nào, chúng ta thường có xu hướng ngửi mùi hương. Đối với những người làm trong lĩnh vực F&B, giác quan này lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xét đến ngành cà phê, những người pha chế thường sử dụng khứu giác để kiểm tra chất lượng của hạt cà và phát hiện ra các vấn đề nếu có. Cụ thể, với hạt cà phê chất lượng, cà phê rang thành phẩm cần mang mùi thơm rõ rệt, các nốt hương đa dạng, tích cực và trùng khớp với thông tin được viết trên bao bì.

Xúc giác: Lấy cà phê Espresso làm minh họa, sau khi thị giác đã hoàn thành nhiệm vụ quan sát lớp crema trên bề mặt ly, thì xúc giác bên trong vòm miệng sẽ “khám phá” kết cấu mềm mịn hay độ đặc của nó. Dòng chảy của cà phê đi đến đâu, hương vị sẽ ngay lập tức lan tỏa đến đó. Nhờ vậy, bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc cảm nhận hương vị của thức uống này.

“Mỗi giác quan đều là thứ tài sản vô giá, và thật may mắn nếu bạn có đầy đủ các giác quan để có thể khám phá và thưởng lãm thế giới”. Trích từ sách Sensory – Chạm cà phê từ mọi giác quan, tác giả Julie Đặng.

Gợi ý bạn xem thêm:

Ai có thể học Sensory?

2. Trải nghiệm cà phê của người chưa học cảm quan có bị hạn chế không?

Mùi vị & hương thơm chính là những yếu tố quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cà phê mình đang thưởng thức. Tuy nhiên, nếu chưa trải qua quá trình rèn luyện, chúng ta thường có xu hướng đánh giá chất lượng của cà phê dựa vào bản năng và những giả định chủ quan.

Đắng/chua/ngọt, đậm/nhạt hay ngon/dở – Đây là những cụm từ dễ nghe thấy nhất khi ta đánh giá về tách cà phê mà mình vừa uống. Khi chưa biết cách sử dụng tối đa các giác quan của mình, ta vẫn có thể đưa ra cảm nhận nhưng thiếu mất đi sự chi tiết.

Trên thực tế, bên trong từng hạt cà phê ẩn chứa lên đến 100 mùi hương khác nhau. Có thể kể đến như nhóm trái cây nhiệt đới, nhóm quả mọng, nhóm cam chanh, nhóm ngũ cốc & các loại hạt, nhóm hoa & thảo mộc nhóm thực phẩm mặn hay nhóm sô-cô-la…

Cà phê có lên đến 100 mùi hương khác nhau.

Học về Sensory sẽ giúp bạn đánh giá, lựa chọn cà phê một cách chuyên nghiệp và khéo léo hơn bằng cách phối hợp các giác quan. Cụ thể là khả năng quan sát bằng mắt, nhận biết mùi hương thông qua việc ngửi và nếm mùi vị đúng cách thông qua cảm nhận trong vòm miệng. 

Đặc biệt, giá trị mà cà phê mang lại sẽ nhiều ý nghĩa hơn, phong phú & sinh động hơn khi chúng ta kết nối nó với các mặt khác nhau trong đời sống. Và cây cầu kết nối đó chính là cảm quan – là sự am hiểu về những giác quan & cảm nhận của bản thân. Điều này giúp tạo ra thế giới quan và môi trường sống lý tưởng. Cũng giống như việc bạn lựa chọn ly cà phê mà mình thích, thưởng thức và hài lòng với nó.

3. Gu thưởng thức cà phê mạnh của người Việt có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các hương vị khác không?

Robusta là loại cà phê được của người Việt ưa chuộng, bởi vị đắng đặc trưng của của nó mang lại cho người uống trạng thái sảng khoái và tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu đã quen thuộc với những nốt hương mạnh mẽ của Robusta thì khi chuyển qua trải nghiệm những hương vị cà phê có phần nhẹ nhàng hơn như Arabica, chúng ta sẽ khó khăn hơn trong việc phân tích và đánh giá.

Sự khác biệt giữa hương vị của Robusta và Arabica.

4. Cảm quan (Sensory) có phải là năng lực bẩm sinh?

Sensory là sự cảm nhận từ các giác quan trên trong cơ thể và là năng lực sẵn có của con người. Tuy nhiên, để có thể sử dụng năng lực một cách tối ưu và tinh tế hơn, chúng ta cần dành thời gian để luyện tập. Điểm khác biệt giữa đại đa số các chuyên gia và người bình thường chính là thời gian họ đầu tư cho việc luyện tập.

5. Khóa học Sensory tại Barista School

Điều quý giá nhất của một lớp Sensory đó là giúp bạn hiểu rõ cách làm thế nào để phát triển cảm quan, cũng như tránh được những hiểu lầm có hại cho hành trình phát triển cảm quan của bạn.

Aromakit – Bộ luyện tập giúp bạn trở thành chuyên gia Cảm quan.

Chuyên gia Cảm quan –  Julie Đặng (giảng viên được ủy quyền giảng dạy bởi Hiệp hội cafe thế giới – SCA) đã chia sẻ rằng: “Chỉ cần luyện tập với bộ Aroma Kit 100 mùi hương là bạn đã có thể đạt được trình độ chuyên gia. Còn đối với góc độ là người thưởng thức cà phê hằng ngày thì việc nhận biết và phân tích từ 20 – 30 mùi cũng sẽ giúp bạn gia tăng trải nghiệm trong việc thưởng thức cà phê hơn rất nhiều. Và một trong những điều dễ hiểu lầm đó là phần đông mọi người thường nghĩ rằng học Sensory rất khó, rất phức tạp và cần thời gian dài để có thể thành thạo. Tuy nhiên, điều đơn giản đầu tiên mà chúng ta cần đó chính là một giấc ngủ ngon”.

Học Sensory không chỉ đóng khuôn ở đích đến trở thành một chuyên gia, bởi bộ môn này còn giúp bạn thưởng thức cuộc sống và tận hưởng trọn vẹn tinh hoa hương vị bên trong tách cà phê của mình.

Tìm hiểu thêm về khóa học Phát Triển Cảm Quan.

Gợi ý bạn xem thêm:

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?

 

Fanpage: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Exit mobile version