Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?

Submitted by hiroshi.digital On Sunday, 08/20/23 - 5:20pm

Sensory (cảm quan mùi vị) là một trong những kỹ năng quan trọng đối với những người làm ngành ẩm thực, ngành pha chế hay các ngành sáng tạo nội dung tự do. Đặc biệt hơn, kỹ năng này còn có vô vàn lợi ích tuyệt vời đối với cuộc sống thường nhật. Vậy, kỹ năng là gì mà kỳ diệu đến vậy? Mời bạn cùng Barista School tìm hiểu tất tần tật về Sensory trong bài viết này nhé!

1. Sensory là gì?

Sensory (cảm quan mùi vị) là khả năng con người sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận và đánh giá về hương vị, mùi hương cùng các yếu tố khác của một sản phẩm. Đây là sự kết hợp các giác quan như vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác…

Sensory không chỉ giúp bạn nhận biết các hương vị và mùi hương dựa trên nền tảng khoa học, mà còn cho phép chúng ta đánh giá chúng và tạo ra những trải nghiệm mới lạ hơn cho sản phẩm. Xét ở lĩnh vực cà phê, kỹ năng này là tổng hòa của sự nhạy bén và chú ý đến chi tiết. Từ việc phân biệt giữa các loại hạt cà phê, gọi tên được mùi hương của cà phê rang xay cho đến việc đánh giá mức độ chua – đắng – ngọt ẩn chứa ở bên trong.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Có vô vàn hương vị ẩn chứa bên trong hạt cà phê.

Xem thêm: 

Symmetry Grading Wheel – Công cụ đắc lực giúp sáng tạo Latte Art đạt chuẩn
Ai có thể học Sensory?

2. Ai nên học Sensory?

2.1 Sensory hữu ích cho người làm ngành ẩm thực như thế nào?

Việc rèn luyện kỹ năng phát triển cảm quan là nền tảng vững chắc giúp cho người làm ngành F&B, sáng tạo nên những món ăn ấn tượng và trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hãy cùng Barista School khám phá về những lợi ích mà Sensory mang lại cho nhóm ngành này nhé!

  • Đánh giá chất lượng sản phẩm: Kỹ năng sensory giúp người làm F&B đánh giá chất lượng thực phẩm để chọn lựa được những nguyên liệu đạt chuẩn, tạo ra những món ăn chất lượng cao và đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.
Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Kỹ năng cảm quan hương vị giúp cho người đầu bếp thăng hoa trong sự nghiệp.
  • Sáng tạo và phát triển món ăn: Khi đã thật sự thấu hiểu từng nguyên liệu, người đầu bếp sẽ biết cách kết hợp khéo léo các hương vị phù hợp để sáng tạo ra những món ăn mới độc đáo và ngon miệng.
  • Tư vấn và phục vụ khách hàng: Kỹ năng sensory giúp người làm F&B tư vấn và phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Bằng cách hiểu rõ hương vị của từng món ăn, họ có thể gợi ý, giới thiệu những sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Việc lựa chọn mùi hương trong các không gian F&B một cách có chủ đích sẽ giúp nâng cao trải nghiệm dành cho khách hàng của bạn.
  • Tạo dựng không gian thưởng thức ẩm thực ấn tượng: Sự thấu hiểu về các yếu tố hương vị, mùi hương, ánh sáng, âm thanh kết hợp cùng phong cách bài trí tinh tế sẽ góp phần tạo nên một không gian trải nghiệm ẩm thực lý tưởng – nơi thực khách có thể tận hưởng cảm giác thú vị và đặc biệt ngay cả khi đang thưởng thức đồ ăn, thức uống.

2.2 Người làm ngành pha chế

Sensory không chỉ đóng vai trò quan trọng ở mảng ẩm thực mà còn là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhân viên pha chế như Barista, Bartender…

  • Đánh giá chất lượng: Kỹ năng Sensory giúp người làm pha chế đánh giá chất lượng của các nguyên liệu đầu vào hay các thành phần có trong một ly thức uống để đảm bảo rằng khách hàng luôn được thưởng thức những sản phẩm đạt chuẩn. 
  • Phát triển và thử nghiệm công thức: Kỹ năng sensory là nền tảng giúp cho người làm ngành pha chế thử nghiệm và sáng tạo nên các công thức mới. Với sự nhạy bén về hương vị và mùi hương, họ có thể tạo ra sự kết hợp hài hòa và “biến hóa” những nguyên liệu quen thuộc thành những thức uống mới mẻ.
Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Sensory là công cụ “đắc lực” đối với người làm ngành pha chế.
  • Thấu hiểu và phục vụ khách hàng: Cảm quan hương vị là sợi dây gắn kết người pha chế với khách hàng. Bởi khi đã thật sự hiểu rõ về thức uống, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt yêu cầu và sở thích của khách hàng. Từ đó có thể tư vấn và đề xuất những đồ uống phù hợp với khẩu vị và mong đợi của họ.
  • Đảm bảo độ chuẩn xác: Kỹ năng sensory giúp người pha chế đảm bảo độ chuẩn xác trong việc sử dụng các thành phần và tỷ lệ pha chế. Bằng cách nhạy bén với vị giác và mùi hương, họ có thể điều chỉnh tỷ lệ các thành phần để đạt được hương vị và trải nghiệm như mong đợi.

2.3 Người làm ngành sáng tạo nội dung: Reviewer, Food blogger, Youtuber

Nghề sáng tạo nội dung đang là một trong những xu hướng nên ngôi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nhóm ngành này cũng mang theo những luồng nhận xét khá tiêu cực. Một bộ phận khán giả cho rằng các Reviewer, Food Blogger hay Youtuber thường đánh giá món ăn hay thức uống theo cảm nhận cá nhân chứ không phải dựa trên kinh nghiệm chuyên môn về F&B. 

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Sensory hỗ trợ những nhà sáng tạo nội dung đánh giá sản phẩm một cách chuyên nghiệp hơn (không đánh giá dựa trên cảm tính).

Dựa trên thực tế đó, việc rèn luyện kỹ năng Sensory sẽ giúp cho những người theo đuổi con đường sáng tạo nội dung trở nên chuyên nghiệp và nổi bật hơn:

  • Đánh giá chất lượng và trải nghiệm: Kỹ năng Sensory cho phép bạn đánh giá chất lượng và trải nghiệm của món ăn/thức uống một cách chuyên nghiệp. Bằng sự nhạy bén với hương vị và mùi hương, bạn có thể đưa ra những đánh giá chi tiết và chân thực về món ăn. Từ đây, khán giả của bạn có hình dung khách quan, rõ ràng nhất về sản phẩm.
  • Mô tả và tái hiện trải nghiệm: Kỹ năng sensory sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung mô tả và tái hiện trải nghiệm ẩm thực một cách sống động và hấp dẫn hơn. Khi khéo léo sử dụng từ ngữ mô tả tinh tế và chính xác là cách để người tiêu thụ nội dung dễ dàng cảm nhận được một phần nào đó trải nghiệm thật sự của bạn.
Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Các giác quan nhạy bén được rèn luyện thông qua bộ môn Cảm quan sẽ giúp bạn đánh giá ẩm thực chính xác hơn.
  • Tạo sự kết nối và gợi cảm xúc: Bằng việc diễn tả một cách tinh tế và chân thực về cảm nhận của mình, bạn có thể tạo ra sự tương tác và đồng cảm nhất định với khán giả. Từ đó thu hút họ bình luận và gia tăng mong muốn được trải nghiệm trực tiếp về những sản phẩm/dịch vụ mà bạn chia sẻ.
  • Sáng tạo và khác biệt: Với nền tảng cảm quan tốt, bạn có thể tạo ra những video lồng tiếng, bài đánh giá hoặc bài viết với nội dung chất lượng.

3. Kỹ năng “đắc lực” dành cho người kinh doanh cà phê

Đối với người kinh doanh cà phê, kỹ năng Sensory là công cụ “đắc lực” để tạo ra những sản phẩm độc đáo và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đồng thời, đây cũng là nền tảng để xây dựng niềm tin từ khách hàng, để họ cảm nhận được sự tận tâm và chất lượng bên trong từng tách cà phê. 

Giữa vô vàn quán xá, chúng ta phải thật khéo léo để khách hàng có thể ghi nhớ và ấn tượng với hương vị thức uống; từ đó trở thành những người đồng hành thân thuộc với thương hiệu. Trong thời điểm lĩnh vực kinh doanh cà phê đang “nở rộ” mạnh mẽ như hiện nay, để nổi bật và thành công, những người làm ngành cần trang bị cho bản thân kiến thức về cảm quan mùi vị để có thể hỗ trợ cho quá trình kiểm soát và đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Kinh doanh cà phê cần có những kỹ năng nào?

Tuyệt vời hơn hết, với kỹ năng Sensory, người kinh doanh cà phê cũng có thể tạo ra một không gian độc đáo và mang phong cách riêng – nơi khách hàng không chỉ đơn thuần thưởng thức, mà còn “ngửi” và “nhìn” cà phê. Mùi hương cà phê khi phảng phất nhẹ trong không gian hay cách bài trí quầy bar ấn tượng cũng là một trong những cách để tạo ra một trải nghiệm toàn diện cho khách hàng. 

Sensory là một yếu tố không thể thiếu trong ngành kinh doanh cà phê, không chỉ giúp tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng mà còn giúp người kinh doanh cà phê khẳng định thương hiệu và nổi bật giữa thị trường rộng lớn.

4. Sensory là chìa khóa thành công của Barista

Sensory là chìa khóa thành công của Barista vì nó mang lại những lợi ích quan trọng sau đây:

4.1 Cảm quan mùi vị – Bài học nhập môn cho mọi Barista

Sắc, hương và vị là những đặc tính cảm quan cơ bản để đánh giá sự thành công của thức uống. Đặc biệt là ở thời đại con người chú trọng đến những trải nghiệm mang tính cá nhân và sự khác biệt thì sức mạnh của cảm quan lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang ấp ủ mục tiêu trở thành người pha chế chuyên nghiệp, đừng ngần ngại tìm hiểu thêm về kỹ năng Sensory nhé!

4.2 Pha chế các đồ uống chất lượng cao

Khi sở hữu kỹ năng cảm quan mùi vị, Barista có thể đánh giá chất lượng của cà phê và phân biệt được đâu là cà phê tốt – chưa tốt một cách nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, với giác quan nhạy bén, họ sẽ pha chế nên những tách cà phê hoàn hảo mang hương vị vương vấn.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Cảm quan mùi là chìa khóa nhập môn cho mọi Barista.

4.3 Khả năng điều chỉnh công thức

Kỹ năng Sensory giúp cho Barista biết cách linh hoạt gia giảm công thức sao cho đáp ứng được yêu cầu của người thưởng thức. Những nhân viên pha chế cà phê chuyên nghiệp này có thể chuẩn xác hơn trong việc điều chỉnh tỷ lệ pha chế, thời gian chiết xuất hay nhiệt độ để tạo ra tách cà phê phù hợp với khẩu vị của cả những khách hàng khó tính nhất.

4.4 Kiểm soát chất lượng và sự đồng nhất

Không chỉ sở hữu khả năng điều chỉnh công thức một cách linh hoạt, các kiến thức về Sensory còn hỗ trợ Barista trong việc kiểm soát chất lượng và đảm bảo sự đồng nhất trong việc pha chế. Sự nhạy bén về hương và vị sẽ đảm bảo rằng mỗi ly cà phê khi được phục vụ đến tay khách hàng đều có chất lượng tuyệt vời và ngay cả khi phục vụ với số lượng nhiều thì chất lượng vẫn đồng nhất như một.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Quá trình pha chế thức uống đòi hỏi Barista biết kiểm soát chất lượng và sự đồng nhất.

4.5 Kết nối với khách hàng

Chúng ta thường cho rằng để kinh doanh thành công lĩnh vực cà phê thì đòi hỏi phải có những kế hoạch truyền thông rầm rộ. Tuy nhiên, điều này chỉ là một phần ảnh hưởng. Trên thực tế, sự ấn tượng về hương vị mới là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng. Bằng cách cung cấp những đồ uống thơm ngon và khả năng mô tả, diễn đạt cảm nhận về một loại cà phê, người pha chế sẽ xây dựng được mối quan hệ chân thực với khách hàng và tạo nên một thương hiệu cà phê đáng tin cậy.

5. Ứng dụng của Sensory vào cuộc sống

5.1 Sensory giúp bạn tăng khả năng tập trung

Khi sử dụng các giác quan để cảm nhận về môi trường xung quanh thì đó là lúc cơ thể chúng ta trở nên nhạy bén và tập trung nhất. Giống như khi vô tình bắt gặp một mùi hương, chắc hẳn bạn đã từng thốt lên rằng “ồ, mùi hương này gợi một cảm giác thật thân thuộc nhưng mình lại không thể nhớ được cụ thể là mùi gì”. Đây chính là thời điểm để bạn tạm gác lại những lo lắng, muộn phiền và dần đặt tâm trí của mình vào hiện tại để tập trung cảm nhận mùi hương.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Gia tăng khả năng tập trung với khả năng Cảm quan.

5.2 Sensory giúp bạn tận hưởng cuộc sống

Sensory giúp bạn tận hưởng cuộc sống bởi đây là cầu nối giữa bạn và thế giới xung quanh. Các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác giúp chúng ta trải nghiệm và tận hưởng những khía cạnh đa dạng của cuộc sống. Khi sử dụng các giác quan của mình một cách chủ động bằng cách chú ý đến từng chi tiết nhỏ như màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi hương. Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống xung quanh chúng ta đầy phong phú và đáng trân trọng.

Bạn có thể áp dụng điều này bằng cách sử dụng khứu giác để lựa chọn cho căn phòng của mình một mùi hương thật dễ chịu như hương cà phê, hương trái cây, hương gỗ thông… Hay nghe một bài nhạc để thư giãn đầu óc mỗi khi cảm thấy quá căng thẳng.

Sensory có lợi ích gì đối với người làm ngành F&B?
Biết cách “điều khiển” giác quan cũng là cách để bạn tận hưởng cuộc sống theo một cách thú vị hơn.

Ngoài ra, Sensory cũng giúp kết nối một cách sâu sắc với các trạng thái cảm xúc. Giống như khi đôi mắt nhìn thấy bức tranh đẹp, đôi tai lắng nghe một giai điệu du dương hay vị giác cảm nhận vị ngọt ngào của đồ ăn thức uống, chúng ta đều sẽ tạo ra những trạng thái cảm xúc tích cực như vui vẻ, hài lòng, thư giãn và thỏa mãn đối với cuộc sống.

Có thể thấy rằng Sensory có tiềm năng ứng dụng rất lớn đối với người làm ngành F&B và có tính thực tiễn cao trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với kỹ năng cảm quan thú vị này, hãy cùng Barista School tìm hiểu sâu hơn tại khóa học trực tiếp nhé!

Gợi ý bạn xem thêm:

Sensory đóng vai trò như thế nào đối với sự tập trung?Bỏ túi bí kíp giúp bạn hiểu về Cảm quan hương vị

Review sách “SENSORY – Chạm cà phê từ mọi giác quan”

* F&B là viết tắt của cụm từ “Food and Beverage”, trong tiếng Việt có nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong ngành dịch vụ ẩm thực và lữ hành.

Bài viết liên quan