Hỏi đáp

1. Barista là gì?

Nhìn lại lịch sử từ những năm 1980 tại Ý, Barista được biết đến như một “Barmen”, hiểu một cách nôm na là một người phục vụ đồ uống đứng phía sau quầy Bar. Thời điểm đó, người ta còn lầm lẫn Barista và Bartender. Trong khi sản phẩm phục vụ của các Bartender là rượu, thì Barista phục vụ các món liên quan đến soft drinks và cà phê.

2. Quan niệm về Barista thời đại mới?

Barista không chỉ có đam mê đặc biệt với cà phê và sáng tạo thức uống, mà còn phải được đào tạo bài bản, về thái độ phục vụ lẫn kiến thức chuyên môn.

Barista trang bị cho mình thêm kiến thức và cả tư duy sáng tạo, không ngừng tìm tòi, học hỏi và đổi mới tư duy nghề. 

Barista không chỉ khéo léo đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà còn làm chủ sự nghiệp của mình.

3. Học Barista thì làm được những gì?

Barista tập sự:
Người phụ tá chính của các Barista, có trách nhiệm chính là chuẩn bị nguyên vật liệu pha chế, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các Barista trong quá trình pha chế, pha chế thức uống đơn giản và dọn dẹp khu vực quầy pha chế. Barista tập sự thăng tiến thành Barista chính.

Barista chính thức:
Công việc của Barista là pha chế và đảm bảo chất lượng một ly thức uống theo menu được thiết lập sẵn của quán hoặc sáng tạo theo yêu cầu của khách hàng. Phân công và kiểm soát/ đánh giá công việc Barista tập sự.

Head of Barista/ Barista trưởng:
Không còn trực tiếp pha chế thức uống, mà là người hỗ trợ Barista trong việc quản lý và quán xuyến tất cả các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, pha chế thức uống, trang trí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó còn giám sát tay nghề và các hoạt động của Barista và nhân viên phục vụ.

R&D / Chuyên viên nghiên cứu sản phẩm:
Vị trí này chịu trách nhiệm sáng tạo hoặc cập nhật các xu hướng thức uống mới trong và ngoài nước, đồng thời hướng dẫn thao tác thực hiện cho nhân viên của quán.

Store management/ Quản lý cửa hàng:
Chịu trách nhiệm vận hành, bao quát tất cả hoạt động của cửa hàng/ đảm bảo doanh thu cho quán; xử lý tình huống nội bộ và khách hàng.

4. Để trở thành Barista cần những gì?

  • Hiểu bản thân hoặc sẵn sàng tìm hiểu bản thân muốn gì
  • Tư tưởng rộng mở để tiếp thu những cái mới, kể cả những ý kiến trái chiều
  • Tính nhẫn nại bởi “giục tốc bất đạt”
  • Đầu tư thời gian tự nghiên cứu thêm
  • Môi trường học & thử việc phù hợp với bản thân 

5. Học Barista như thế nào?

Bước 1: 

  • Chủ động lắng nghe các giác quan của mình khi tiếp xúc với cà phê, không thông qua các giác quan của người khác
  • Ghi lại những gì cảm nhận được từ những tách espresso “đầu đời”

Bước 2:

  • Học bộ môn barista tại một trường chuyên môn & chính thống
  • Tiếp nhận kiến thức tổng thể về hạt cà phê 
  • Tìm hiểu cấu tạo và vận hành máy móc 
  • Trang bị chuyên môn và kỹ thuật để kiểm soát và phân tích một tách “espresso tiêu chuẩn” 
  • Thử sáng tạo các công thức thức uống khác từ tách “espresso tiêu chuẩn”

Bước 3:

  • Thử lại espresso và cảm nhận sự thay đổi trong khả năng thưởng thức cà phê
  • Luyện tập kỹ năng “thưởng thức” hơn “soi mói”

Bước 4
Khám phá các bộ môn khác liên quan đến cà phê ( vẽ/ cảm quan mùi vị/ rang…)

Bước 5:
Trau dồi các kỹ năng mềm khác như lễ tiết/ giao tiếp/ thuyết trình/ ngoại ngữ…

  • Hiểu bản thân hoặc sẵn sàng tìm hiểu bản thân muốn gì
  • Tư tưởng rộng mở để tiếp thu những cái mới, kể cả những ý kiến trái chiều
  • Tính nhẫn nại bởi “dục tốc bất đạt”
  • Đầu tư thời gian tự nghiên cứu thêm
  • Môi trường học & thử việc phù hợp với bản thân