Quản trị cảm xúc như thế nào, nhiều người rất muốn biết. Đại dịch covid thế giới đã bước vào năm thứ 2 với nhiều diễn biến phức tạp. Cuộc sống lẫn cảm xúc của con người đã đối mặt với bao xáo trộn và khó khăn. Chúng ta đang phải cân bằng rất nhiều thứ, công việc – gia đình – cuộc sống – học tập trong những chuỗi nhiều sự bất ổn. Những phản ứng tiêu cực mà bạn đang trải qua, bạn không đơn độc, rất nhiều người rơi vào trạng thái đó. Cảm thấy tức giận, thất vọng, lo lắng hay sợ hãi là những phản ứng bình thường trước biến cố.
Nhưng chúng ta không thể cứ để bản thân chìm mãi trong những cảm giác đó. Điều bạn nên làm là làm sao để kiểm soát và quản trị cảm xúc đó theo hướng tích cực hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những gì có thể làm nhé, đặc biệt là các bạn Barista.
Căng thẳng có thể gây ra rối loạn điều chỉnh cảm xúc. Điều đầu tiên cần nắm khi muốn quản trị cảm xúc
Khi căng thẳng, chúng ta rất khó kiểm soát, điều chỉnh hay quản trị cảm xúc của mình. Chúng ta có xu hướng phản ứng tiêu cực hơn, dữ dội hơn với những điều mà bình thường vốn sẽ không làm phiền lòng. Đôi khi bạn cảm giác như không thể kiểm soát được cách mình phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng. Đây là một phản ứng bình thường trước đại dịch, khi mà cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn.
Trong các tình huống gây căng thẳng, chúng ta hay nhìn nhận mọi thứ theo cách khác bình thường. Chúng ta trở nên quá tập trung vào những thứ mà chúng ta xem là mối đe doạ. Sự chú ý đó cao đến mức không thể nhìn thấy mặt tích cực nào khác. Và cứ như vậy, rất khó để suy nghĩ rõ ràng về các giải pháp. Đến khi bộ não mệt mỏi vì phải đối mặt với nhiều sự kiện căng thẳng xung quanh. Chúng ta có xu hướng thả trôi lý trí và phản ứng hoàn toàn theo cảm xúc.
Rối loạn điều hoà cảm xúc ở người lớn có thể là:
- Cảm thấy tức giận, thất vọng hoặc cáu kỉnh.
- Suy nghĩ, hành động bốc đồng hoặc đôi khi đả kích người khác mà không hiểu tại sao.
- Có cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực.
- Sức khoẻ giảm sút.
- Khó tập trung và ghi nhớ.
- Bồn chồn, đứng ngồi không yên.
- Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, rối loạn tiêu hoá.
- Thấy chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
Hiểu những sự kiện trong mùa dịch gây ra những rối loạn điều hoà cảm xúc. Chúng ta mới có cơ hội quản trị cảm xúc của mình
- Bị cách ly và tự cách ly
- Những thay đổi trong nhịp sinh hoạt
- Thiếu những hoạt động xã hội thông thường
- Buộc phải tuân thủ những quy định “cứng” mà trước đây chưa hề trải qua
- Đau ốm, sức khoẻ giảm sút
- Đối mặt với cái chết của những người thân hoặc xung quanh
- Mất công việc và không có thu nhập
Muốn quản trị cảm xúc của mình tốt, cần thực hành
Đừng quá khắc khe với bản thân nếu bạn nhận thấy rằng mình đang bộc lộ cảm xúc không đúng với những người xung quanh. Đó là những biểu hiện bình thường khi bạn chịu quá nhiều sức ép. Nhưng chỉ cần bạn nhận thấy và muốn điều chỉnh nó, mọi thứ đều có thể tốt hơn.
Thứ nhất, cố gắng chậm lại một chút, cho chính mình một chút thời gian để cân bằng.
Khi bạn thấy mình đang phản ứng theo cảm xúc, hãy tạm dừng và hít thở thật sâu. Suy nghĩ về những gì đang xảy ra trong thời điểm này trước khi bạn nói, bộc lộ hay phản hồi với người khác.
Thứ hai, tập trung vào những mặt tích cực, nghĩ về những cơ hội và niềm vui.
Không phải tất cả mọi thứ đều tội tệ đâu. Chú ý hơn đến những điều tích cực hoặc “trung tính” trong cuộc sống của bạn. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội để xây dựng và cùng cố những điểm mạnh của bạn, ngay cả khi mọi điều đang khó khăn. Ví dụ, nếu bạn đang phải nghỉ việc và buộc phải ở nhà một thời gian. Bạn hãy nghĩ theo một hướng khác, như đây là một cơ hội để bạn có thể nghỉ ngơi và dành thời gian cho bản thân, gia đình nhiều hơn. Những điều mà trước đây, khi quá bận rộn, bạn không thể thực hiện. Hoặc hãy xem đây là thời gian cho bạn có điều kiện học tập, rèn luyện. Cũng như cập nhật thêm kiến thức để nâng kinh nghiệm lên một tầm mới.
Thứ ba, hạn chế theo dõi các trang mạnh xã hội chứa nhiều thông tin gây căng thẳng.
Theo dõi tin tức, mạng xã hội, tiếp nhận quá nhiều thông tin không vui và làm tăng thêm cảm giác lo lắng. Vậy nên hạn chế lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội. Xác định các yếu tố gây căng thẳng của bạn. Nghĩ về những điều khiến bạn gặp khó khăn và góp phần tạo ra cảm giác sợ hãi, lo âu. Một khi bạn rõ ràng về những gì đang làm phiền cảm xúc của mình. Bạn có thể tìm được cách giải quyết chúng.
Ví dụ, nếu bạn lo lắng một ngày nào đó mình bị nhiễm covid, nỗi sợ đó ám ảnh bạn hàng ngày hàng giờ. Bỏ qua chuyện đó, mà tập trung chú ý vào những biện pháp phòng tránh an toàn theo quy định, như tuân thủ quy tắc 5K chẳng hạn. Nếu bạn sợ khó xin việc và không thể cạnh tranh khi trở lại công việc sắp tới. Đừng ngồi lo sợ không đâu, hãy tận dụng thời gian để học thêm kiến thức, điều đó sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh và cơ hội cạnh tranh.
Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ cách quản trị cảm xúc.
Điều chỉnh cảm xúc rất quan trọng khi chúng ta vẫn đang chống chọi với covid. Vừa phải tiếp tục giải quyết những trách nhiệm hàng ngày với vô số vấn đề căng thẳng. Đừng quá lo sợ khi thấy mình không ổn vì như vậy sẽ căng thẳng chồng chất căng thẳng. Tìm đến sự hỗ trợ của người thân, các chuyên gia tâm lý nếu cần tư vấn hay hướng dẫn cách quản trị cảm xúc của mình.
Quản trị cảm xúc như thế nào?
Mặc dù không có cách “chữa trị” bảo đảm tận gốc. Nhưng vẫn có những phương pháp đã được chứng minh để giúp cho bất kỳ ai đang đối mặt với những thay đổi về tâm trạng. Dưới đây là những cách có thể giúp bạn quản trị cảm xúc của chính mình hoặc giúp người thân.
1. Tập trung học cách bảo vệ bản thân và những người khác khỏi covid-19
Đây là lúc cực kỳ nghiêm túc để chúng ta chú trọng đến việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, thể lực. Để ý hơn về chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung những chất để tăng đề kháng cơ thể. Mặc dù không thể ra ngoài, chúng ta cũng đừng quên rèn luyện thể lực bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà.
2. Đừng “trốn tránh” và nên thừa nhận cảm xúc của bạn
Cho phép bản thân cơ hội để ý và thể hiện những gì bạn đang cảm thấy. Từ đó tìm kiếm những việc giúp bạn có thể hoá giải. Cân bằng và quản trị cảm xúc của mình đi theo hướng tích cực. Có thể là đọc sách, trò chuyện với người khác thống qua group online để chia sẻ. Hoặc truyền những cảm xúc của bạn vào một thứ gì đó sáng tạo như vẽ tranh, chơi đàn, … Các bài tập thiền chánh niệm có thể giúp chúng ta giữ vững tinh thần giữa “cơn bão cảm xúc”. Bạn học cách chứng kiến và để cho những suy nghĩ, cảm xúc đến và đi theo thời gian của chúng. Dần dần chúng ta sẽ thoát ra được sự lấn át và ảnh hưởng của chúng.
3. Duy trì các hoạt động hàng ngày của bạn, hình thành nhiều thói quen trong “bình thường mới” càng nhiều càng tốt
Mỗi một thói quen lành mạnh có thể tác động tích cực đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Quay lại những điều cơ bản: Ăn các bữa ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Tập thể dục đều đặn dù ở trong nhà hay có thể ra ngoài trời. Cố gắng ngủ đủ giấc … Ngay cả khi bạn đang tự cách ly hoặc làm việc tại nhà. Vẫn có nhiều cách để xây dựng và phát triển các thói quen mới và giữ gìn sức khoẻ.
Trong thời gian xáo trộn này, tâm trí của chúng ta tự nhiên sẽ luôn nghĩ về tất cả các hoạt động bình thường không thể làm lúc này. Điều đó lại càng làm chúng ta thấy khó chịu và bức bối. Vậy nên cần chuyển đổi có ý thức, tập trung vào các hoạt động mà chúng ta vẫn có thể làm, có nhiều cơ hội thực hiện hơn nếu buộc phải thường xuyên ở nhà. Ví dụ như: Học thêm kiến thực hoặc kỹ năng mới. Đọc sách, nghe podcast, xem phim. Trải nghiệm thêm những điều mới như chơi nhạc cụ, học thêm ngôn ngữ, trồng cây, nấu thêm món ăn mới …
4. Một vài lưu ý khác hỗ trợ bạn quản trị cảm xúc
Giữ liên lạc và duy trì kết nối
Giúp người khác. Và nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ mọi người có tác dụng mạnh mẽ giúp chúng ta thêm sức mạnh đương đầu với thử thách. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè sẽ mang lại cảm giác thoải mái và ổn định hơn. Chia sẻ những mối quan tâm, suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác có thẻ giúp phần nào tìm ra những cách hữu ích để ứng phó và quản trị cảm xúc.
Đôi khi, khó kết nối nếu bạn sống một mình và cảm thấy chán chường trong thời điểm này. Nhưng tại sao không thử, thông qua một số ứng dụng kết nối online, chúng ta vẫn cảm thấy gần trong tim dù xa khoảng cách. Hãy nhớ rằng, xa cách về thể chất không có nghĩa là mất kết nối xã hội. Tham gia những nhóm trực tuyến, các diễn đàn liên quan đến chuyên môn, xã hội để có thể học hỏi và mở rộng thêm sự hiểu biết.
Đóng góp và chia sẻ
Việc thể hiện sự quan tâm đối với bạn bè, gia đình hoặc những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Điều này quan trọng hơn rất nhiều trong thời điểm như thế này. Nó có thể nuôi dưỡng cảm giác hy vọng, khởi dậy mục đích và ý nghĩa cuộc sống. Đây cũng là một cách chúng ta giúp nhau vượ qua khó khăn và quản trị cảm xúc.
Ví dụ như: Gửi cho người mà bạn quan tâm một lời nhắn động viên. Hay chuẩn bị một ít đồ ăn, thực phẩm để trao đến họ. Không quan trọng ít hay nhiều, chúng ta, ai cũng thấy ấm lòng và mạnh mẽ hơn khi được quan tâm và yêu thương.
Giữ mọi thứ trong tâm thế ổn định nhất có thể
Trong một tình huống khó lường, chúng ta tự nhiên sẽ có tự hỏi “điều gì xảy ra nếu?” Khi thiếu thông tin hay không thể dự đoán, tâm trí lo lắng thường dẫn đến hành vi “tự điền vào chỗ trống” các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Điều này khiến chúng ta thấy càng choáng ngợp, bất lực và dễ bị tổn thương hơn. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự mình trả lời nhằm chuyển suy nghĩ của mình. Từ suy nghĩ thảm hại sang một tư duy hữu ích và tích cực hơn.
- Những điều trong tầm kiểm soát của tôi là gì?
- Liệu tôi có đánh giá hơi quá về khả năng xảy ra tình huống xấu nhất không?
- Những cách nào đã giúp tôi đối phó với những tình huống khó khăn trong quá khứ? Biết đâu nó sẽ hỗ trợ cho tôi trong thời gian này?
- Một hành động hữu ích và ích cực có thể thực hiện bây giờ là gì?
Tìm kiếm thông tin chính xác
Một phần dẫn đến căng thẳng, sợ hãi là do tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực, sai lệch. Bạn nên tìm những nguồn đáng tin cậy, chính thống có thể tin tưởng là điều quan trọng. Đồng thời, đặt giới hạn về tin tức và phương tiện truyền thông xã hội. Bởi vì liên tục xem hoặc nghe các bài đưa tin khó chịu trên các phương tiện truyền thông có thể làm gia tăng lo lắng và kích động một cách không cần thiết.
Khi bạn nhận được lời nhắc kiểm tra thông tin cập nhật, hãy xem liệu bạn có thể tạm dừng, trì hoãn hành động xem tin tức và để nó tạm trôi qua. Thay vào đó, hãy lên lịch một thời gian cụ thể để kiểm tra tin tức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề xuất tạm dừng cuộc trò chuyện với những người khác về covid-19 và đề xuất nói về một chủ đề khác. Tóm lại, chúng ta khoanh vùng thời gian tiếp cận với những tin tức khiến chúng ta căng thẳng.
Kết
Căng thẳng, lo sợ, cảm thấy bị đe doạ và hoang mang là những cảm giác bình thường khi chúng ta rơi vào tình huống vất khả kháng. Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh covid vẫn đang hoành hành và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn phải tiếp tục, con người phải tìm cách thoát ra những “vùng đen” để tới nơi tươi sáng. Học cách quản trị cảm xúc của bản thân là việc đầu tiên cần và nên thực hiện. Khi tâm an, mọi thứ sẽ ổn.
Xem thêm: BARISTA TRONG MÙA DỊCH COVID: CƠ HỘI ĐỂ “SINH TỒN” VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ
VIỆT NAM BARISTA SCHOOL
Website: https://baristaschool.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool
Hotline: 1900 636 246
Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM