Barista – Nghề siêu khó!

Submitted by hiroshi.digital On Friday, 09/09/22 - 4:48pm

Sự nghiệp là một phần mà tất cả chúng ta đều sẽ theo đuổi trong nhiều năm của cuộc đời, và nó chẳng bao giờ mang duy nhất một màu hồng vậy nên cái nghề chúng ta chọn lựa cũng vậy. Trong những bài viết trước Barista School đã nói nhiều về khía cạnh tích cực chân thật như bí quyết thành công hay những lý do tuyệt vời để bạn trở thành một barista. Nhưng không có nghề nghiệp nào là dễ dàng và trọn vẹn cả, hôm nay Barista School sẽ cùng bạn nói về cái khó của nghề barista. Không phải để bạn nản chí, mà là mong truyền tải đến bạn rằng barista là nghề nghiệp đầy giá trị, bạn hoàn toàn có thể tỏ ra tự hào khi là một barista.

Nghề barista - khó ở đâu?
Nghề barista có khó không?
Cái khó đầu tiên, đó là bạn đang chọn một con đường khác biệt và đầy thử thách nếu trở thành một barista

Nếu nhắc lại nghề nghiệp ước mơ thuở bé, đáp án nhiều nhất thường sẽ là bác sĩ, nhà khoa học hoặc giáo viên. Sẽ thật hiếm có ai trả lời barista là nghề nghiệp mơ ước từ bé kể cả những người nổi tiếng trong ngành cà phê. Có một sự thật phũ phàng là barista trong mắt đại đa số quần chúng không là một nghề được đề cao, đó là một sự lựa chọn nhiều hơn là khát vọng. 

Nghề barista - khó ở đâu?
Barista đang là một sự lựa chọn nhiều hơn là khát vọng, nhưng ở nghề này có rất nhiều lý do để bạn khát vọng về nó

Barista sẽ không khiến bạn nhận lại những ánh mắt hoài nghi, bởi thực tế đây là một nghề chân chính và mọi người đều hiểu rằng bạn có thể nuôi sống bản thân với nghề này. Nhưng để được đề cao, người người trọng vọng thì bạn còn cả một con đường dài để đi. Đối với đa số quần chúng, barista chỉ là sự lựa chọn thứ hai thứ ba thứ N. Barista School và bạn đều biết barista không phải là một nghề mới, tuy nhiên xét về tương lai phát triển và độ phổ biến đại chúng, barista đang là một nghề trẻ ở Việt Nam hiện nay.

Cái khó thứ hai, bạn phải học nhiều hơn bạn nghĩ

Nguồn cơn của sự hiểu lầm về giá trị nghề chính là bởi cánh cửa vào nghề dường như quá dễ mở. Để trở thành một bác sĩ hay giáo viên bạn phải trải qua 4 năm đại học miệt mài đèn sách thậm chí là nhiều hơn thế nữa. Trong khi đó bạn có thể nhanh chóng trở thành barista bán thời gian hoặc toàn thời gian cho một quán cà phê nào đó, miễn là bạn có một chút kỹ năng hoặc kiến thức liên quan đến pha chế hoặc cà phê. Tuy nhiên, thực tế có dễ dàng như thế?

Nghề barista - khó ở đâu?
Nghề barista – Tưởng không (cần) học ai ngờ học không tưởng

Mặc dù chưa có trường đại học nào đào tạo ngành pha chế nhưng điều đó không có nghĩa barista là một nghề không cần học, hoặc học ít. Pha một tách cà phê không phải là đổ bột cà phê ra phin sau đó rót nước nóng vào là xong, mà đây là câu chuyện của kiến thức và khoa học. Không chỉ cần hiểu cách phân loại cà phê, còn cần phải biết đặc điểm cà phê của từng vùng, sự khác biệt về điều kiện khí hậu cũng như canh tác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê ra sao. Áp suất ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất như thế nào, kích thước bột cà phê quan trọng đến nhường nào đối với từng phương pháp pha. Vân vân và mây mây những kiến thức từ cơ bản đến “hack não” cần bạn chong đèn dùi mài. 

Và có học thì phải có thi. SCA, GCS, các cấp bậc của Latte Art Grading chính là mục tiêu chinh phục của mọi barista chuyên nghiệp.

Cái khó thứ ba, làm barista cần phải đa năng và cũng rất cần kỹ năng quản lý các đầu công việc khác nhau

Thời khắc bước qua cánh cửa của các quán cà phê chính là lúc barista tiến vào thế giới cà phê đầy mê hoặc. Tuy nhiên, sau cơn mê hoặc đến từ mùi hương thơm ngất của cà phê lại là một cơn mê khác không được vui vẻ cho lắm, cơn mê mang trong mê cung quầy bar.

Nghề barista - khó ở đâu?
Thế giới quầy bar nho nhỏ cần barista có năng lực to to để quản lý nhiều đầu công việc khác nhau

Một barista newbie sẽ choáng váng với hằng hà sa số các dụng cụ trong chính thế giới của mình. Phải học cách sử dụng cũng như vệ sinh máy xay cà phê, máy espresso, phân biệt và quản lý rất nhiều loại cốc ly tách với hình dạng và kích thước khác nhau, hiển nhiên chúng được sử dụng cho những món thức uống không giống nhau. Bên cạnh đó là học cách phân biệt các loại nguyên liệu sử dụng cho loại thức uống nào, quản lý bảo quản, theo dõi thời hạn sử dụng. 

Cái khó thứ tư, cần phải có một sức chịu đựng đủ mạnh cộng với khả năng ứng biến tốt

Một câu chuyện không vui khác với barista đó là có rất nhiều khách hàng không thường dễ dàng vừa ý với món thức uống họ nhận được từ bạn. Sẽ có rất nhiều hiểu lầm “trời ơi đất hỡi”.

Barista - Nghề siêu khó
Thế giới hơn 7 tỉ người, cho nên khách hàng của barista cũng “có this có that”

Ví dụ như khách sẽ chê cà phê của bạn không ngon không đậm hoặc tệ hơn là chất vấn bạn có phải bán cà phê cũ/hỏng cho họ hay không bởi vì vị cà phê hơi chua, trong khi loại cà phê quán bạn chọn sử dụng là arabica. Hay với món sinh tố việt quất, thường màu sắc của món thức uống này đậm nhạt khác nhau bởi màu sắc của quả việt quất thường không đồng nhất tùy vào thời điểm thu hoạch, nhưng một vài khách hàng sẽ khiếu nại bạn “ăn gian” công thức khi nhận được một ly sinh tố có màu nhạt hơn thông thường. Hoặc là bạn sẽ gặp những khách hàng khó tính với yêu cầu cao, chú ý từng chi tiết và sẽ lập tức bày tỏ sự không hài lòng nếu bạn có khoảnh khắc lơ là trong quá trình phục vụ.

Nghề barista có khó không? Khó. Nhưng có một điều chắc chắn rằng dù là bạn theo đuổi nghề barista hay bất cứ nghề nghiệp nào khác, chúng đều khó như nhau. Dù vậy, bất cứ khó khăn nào cũng đều có cách giải quyết. Đối với nghề barista, những khóa học ở Barista School sẽ giúp bạn trang bị đủ đầy những hành trang kiến thức từ lý thuyết cho đến thực hành, cho bạn sự tự tin để vững vàng đi qua những khó khăn trong nghề.

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Website: https://baristaschool.vn

Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Hotline: 1900 636 246

Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Bài viết liên quan