Cold Brew Coffee – Gu cà phê của giới sành điệu

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 02/22/21 - 4:46pm

Cà phê dù là dùng nóng hay uống lạnh thì đều có những hương vị thơm ngon đặc trưng riêng. Tuy nhiên những năm gần đây, loại cà phê lạnh không chỉ là cà phê dùng với đá nữa. Mà có nhiều cách pha khác cho hương vị hấp dẫn đặc biệt hơn. Điển hình phải kể đến cà phê ủ lạnh hay còn gọi là COLD BREW COFFEE. Vậy cùng là cà phê lạnh, nhưng những phương pháp cà phê khác nhau như thế nào, có đặc trưng ra sao so với cà phê đá (iced coffee)?

Ảnh (sưu tầm): Cold Brew Coffee trở thành một xu hướng thưởng thức mới đối với các tín đồ thưởng thức cà phê Việt Nam trong những năm gần đây

Sau đây là một số phương pháp mà chúng ta có thể tham khảo nhé.

Cold Brew Coffee – Cà Phê Ủ Lạnh 

Phương pháp ngâm

Cà phê ủ lạnh là cà phê được pha bằng cách ngâm bột cà phê xay thô trong nước lạnh trong thời gian từ 12 đến 24 tiếng. Cách pha tương đối đơn giản bởi bạn không cần công cụ  quá cầu kỳ. Chỉ cần một bình chứa và đồ lọc bã cà phê sau khi kết thúc thời gian ngâm ủ. Tuỳ theo sở thích mà bạn có thể chọn dùng loại lọc giấy – có thể giữ dầu, tạo hương vị sáng và thanh hơn. Hoặc dùng đầu lọc kim loại – cho phép dầu đi qua, đem lại cảm giác dày, trọn vẹn hơn trong vòm miệng.

Nguồn gốc của cold brew coffee (cà phê ủ lạnh)

Cà phê ủ lạnh được phát hiện sớm nhất vào những năm 1600 tại Kyoto, Nhật Bản. Trước đó, phương pháp này được những thương nhân Hà La phát minh và sử dụng để trữ cà phê dùng cho những chuyến đi buôn dài ngày. Sau đó phương thức này du nhập đến Nhật và phát triển mạnh mẽ tại đây.

Do mức độ cô đặc của nó, cà phê pha lạnh đã trở thành một phương pháp hiệu quả để làm nền cho cà phê nóng trên khắp các châu lục. Đến những năm 1800, cà phê ủ lạnh đã lan rộng đến phần lớn châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Rất đơn giản, các hộ gia đình có thể dự trữ cà phê cô đặc để nguội và pha với nước sôi bất cứ khi nào họ cần một tách cà phê có liền. Ngoài ra, vì sự tiện dụng và độ đậm đà của nó mà cà phê ủ lạnh được sử dụng phổ biến trong quân đội.

Cho đến năm 1960, Todd Simpson đã đến Peru với công cuộc đi tìm nguồn cà phê. Chính tại đây anh đã phát hiện ra kiểu cà phê ủ lạnh của Peru. Không lâu sau, anh cho ra đời ý tưởng về một cách pha cà phê lạnh: sử dụng thùng ủ cà phê lạnh Toddy.

Ảnh (sưu tầm): Sử dụng bình ủ cà phê lạnh Toddy sẽ thu được khá nhiều hương vị độc đáo và làm cho cà phê ngon miệng hơn

Đặc trưng hương vị

Do phương pháp pha sử dụng nước lạnh nên cà phê cần nhiều thời gian hơn để chiết xuất.  Nhưng hương vị đặc trưng lại rất dễ chịu do pha với nhiệt độ thấp. Điều này đã làm hạn chế hòa tan các hợp chất caffeine, trigonelline, chlorogenic acid … Vì các hợp chất đó là những thành tố chủ yếu tạo nên vị đắng, chát hậu của cà phê; nó dễ hòa tan ở nhiệt độ nước cao. Tuy phải tốn nhiều công đoạn nhưng thành phẩm rất thơm ngon đậm đà. Hơn nữa còn có thể giữ lâu và dùng trong vòng từ 5 đến 7 ngày ở nhiệt độ lạnh.

Cà phê ủ lạnh có thể uống trực tiếp hoặc dùng làm nền cho một số món sáng tạo như coffee cocktail, kết hợp với sữa, nước trái cây, syrup,…

Hàm lượng caffeine của cold brew coffee

Cà phê ủ lạnh có hàm lượng caffeine cao. Một ly 16 oz (tương đương với 473ml) trung bình chứa khoảng 200 mg caffeine. Vì vậy, nói một cách đơn giản nhất, cà phê pha lạnh có nhiều caffeine hơn cà phê đá. Tuỳ thuộc vào công thức, lượng caffeine của nó có thể gần gấp đôi so với cà phê lạnh. Tuy nhiên hương vị cho ra lại ít đắng, ít chua, vị mượt mà hơn nhiều so với cách pha với nước nóng thông thường. Chính hương vị đặc biệt của cách pha này đã chiếm được cảm tình của không ít những tín đồ cà phê. Cold brew coffee đã và đang là xu hướng được ưa chuộng trên toàn thế giới. 

Công thức tham khảo

Công thức cold brew coffee thường có tỉ lệ bột cà phê với nước dao động từ 1:8 đến 1:10. Tuy nhiên với nhu cầu làm cold brew coffee đậm đặc để làm nền cho các món kết hợp. Bạn có thể sử dụng tỉ lệ 1:4 kèm thời gian ủ lâu hơn.

Sau đây là một cách pha đơn giản mà bạn có thể làm thử tại nhà.

Tỷ lệ 1: 5 cà phê với nước.

  1. Xay cà phê của bạn ở mức thô
  2. Thêm cà phê xay và nước vào bình ngâm hoặc thùng chứa của bạn và khuấy đều.
  3. Ngâm trong 15 giờ. Nếu có thể, hãy ngâm trong tủ lạnh. Nếu bình chứa của bạn không vừa với tủ lạnh? Không sao cả, bạn vẫn có thể ngâm ở nhiệt độ phòng.
  4. Lọc vào một bình chứa sạch khác. Nếu bạn đang làm một mẻ pha lớn, bạn sẽ cần lọc lại nhiều lần. Nếu là mẻ pha nhỏ; bạn có thể lọc cà phê qua một lớp lọc vải thưa hoặc sử dụng một bộ lọc cà phê như cách pha thủ công (V60, Kalita…)
  5. Pha và thưởng thức: Có thể thêm sữa, hoặc nước theo tỷ lệ 1: 1, dùng kèm với ít đá.

Mặc dù cách ủ lạnh kiểu Kyoto có thể phức tạp hơn một chút. Nhưng đây là cách đơn giản nhất có thể dùng để tự pha ở nhà mà hương vị cũng thơm ngon không kém.

Ảnh: Lọc cà phê bằng Kalita giúp cho cà phê ít mất nhiệt và chất lượng cho ra hoàn hảo hơn

Iced Drip Coffee / Cold Drip Coffee – Cà Phê Pha Lạnh Bằng Đá Nhỏ Giọt

Kế tiếp, là một phương pháp pha lạnh có từ khá lâu đời. Xuất hiện cùng lúc với cold brew nhưng ít phổ biến do cần một số công cụ chuyên dụng phức tạp hơn. Iced Drip Coffee hay Cold Drip Coffee thường được nhắc đến với tên gọi cà phê pha lạnh kiểu Kyoto.

Phương pháp pha lạnh

Đây là phương pháp thú vị với nguyên tắc sử dụng nước đá nhỏ giọt để chiết xuất cà phê. Dung tích pha phụ thuộc nhiều vào công cụ. Dù nó không linh hoạt như cà phê ủ lạnh nhưng có thời gian chiết xuất nhanh hơn. Phương pháp này chỉ cần 5 đến 8 tiếng tùy vào tốc độ nhỏ giọt của nước.

Đặc trưng hương vị

Hương vị của Iced drip coffee – cold drip coffee cho ra cũng đậm đà không thua kém so với phương pháp ủ lạnh. Bởi vì nó sử dụng nước nhỏ giọt, gia cố tác động lực chiết xuất. Vì thế tăng nồng độ chất hòa tan của cà phê trong thành phẩm. Với những ai yêu thích cà phê pha lạnh, chắc chắn không thể bỏ qua phương pháp này do hương vị đặc trưng mà nó đem lại. Hương vị đậm đà nhưng lại rất mượt mà.

Độc đáo từ thiết kế dụng cụ pha

Ngoài ra còn rất hấp dẫn để nhìn vì tháp cold drip có cấu tạo gồm ba phần, gồm có:

– Hộc/ bầu chứa đá và nước đá (ice chamber)

– Phần chứa bột cà phê

– Bình chứa cà phê ở dưới.

Cả ba bộ phận được kết nối với nhau thông qua một giá đỡ hoặc trực tiếp gắn liền với nhau. Hình thức pha này tạo cho khách quan cảm giác như một phòng thí nghiệm tương tự như syphon. Dụng cụ lẫn phương pháp pha chế đã thu hút sự chú ý và đem lại những trải nghiệm thú vị mới.

Ảnh (Sưu tâm): Nước lạnh từ từ nhỏ giọt xuống bề mặt cà phê, dần dần lấy đi các chất.

Công thức pha phổ biến

Tùy theo dung tích cho phép của công cụ. Bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ, tốc độ nhỏ giọt để trải nghiệm những công thức pha khác nhau. Ưu điểm của phương pháp pha lạnh này là bạn được phép tự do thử nghiệm với hương vị của cà phê.

  1. Tỉ lệ cà phê với nước là 1:15
  2. Chuẩn bị bầu chứa nước đá. Chia lượng nước pha làm 4: 3 phần đá, 1 phần
  3. Xay cà phê ở mức trung bình
  4. Điều chỉnh tốc độ dòng chảy 3s/1 giọt
  5. Sau khi nước đã chảy hết, giữ lạnh và thưởng thức với đá hoặc sữa

Kết 

Ngay cả với cách uống lạnh, cà phê cũng cho chúng ta những trải nghiệm đa dạng. Mỗi phương pháp với những đặc trưng khác biệt. Tích cực kích thích trí tò mò của chúng ta về quá trình và nguyên nhân hình thành đằng sau. Chỉ cần sử dụng một loại cà phê, bạn lại có nhiều cách thưởng thức khác nhau như vậy, quả thật rất thú vị đúng không?

Với thời tiết nóng nực, những ngày trời nóng oi ả, hương vị thơm ngon mát lạnh của các cách pha này quả thực đã “xoa dịu” tâm trạng. Giúp chúng ta sảng khoái, thêm động lực cố gắng tiếp tục công việc đang dang dở, đầy căng thẳng. Thế hôm nay, bạn chọn cho mình cách uống nào? Hãy chia sẻ với mọi người niềm vui này nhé! 

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Website: https://baristaschool.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Hotline: 1900 636246

Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Xem thêm: Bật mí bí mật: “Đồ chơi” dành cho Pour Over

Bài viết liên quan