Những năm trước đây, nhiều người nghĩ rằng người làm Barista sẽ “chôn chân” ở quầy bar suốt đời. Có lẽ vì vậy mà nghề Barista chưa có sức hấp dẫn với các bạn trẻ. Ngày nay, những ai được đào tạo Barista chuyên nghiệp đều hiểu rõ về bản đồ sự nghiệp vô cùng rộng mở của nghề này.
Trên tấm bản đồ sự nghiệp của Barista, có rất nhiều con đường nghề nghiệp để bạn lựa chọn. Chỉ cần bạn xác định được mục tiêu và lợi thế cá nhân, không quá khó để tìm thấy hướng phát triển cho mình. Sau đây là một số lĩnh vực mà bạn có thể tham khảo.
Nghề bar trưởng (Head bar)
Những người có kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm thường được định hướng trở thành bar trưởng. Vị trí này chuyên trách công việc giám sát, vận hành cũng như đào tạo nhân sự của quầy bar. Ngoài bề dày kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cùng kiến thức chuyên môn. Phong thái tự tin, chuyên nghiệp chính là các yếu tố cần thiết để thành công trong nghề này.
Bar trưởng là cột mốc quan trọng mà hầu hết Barista đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên để đạt được vị trí này thì mỗi Barista phải có sự quyết tâm cao độ. Họ phải rèn luyện bản thân qua các khóa học pha chế và cảm quan bài bản. Thêm vào đó, họ còn phải kiên nhẫn luyện tập, tích lũy kinh nghiệm qua từng chặn đường của hành trình.
Giảng viên/ huấn luyện viên nghề pha chế (Barista trainer)
Trở thành Barista trainer cho những nơi đào tạo Barista chuyên nghiệp cũng là một điểm sáng trong sự nghiệp. Họ là những người giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật về nghệ thuật pha chế. Tất nhiên, để Barista trở thành giảng viên thì họ phải có kiến thức sâu rộng về cà phê. Họ phải là những bậc thầy về kỹ thuật, kỹ năng Barista với những chứng chỉ tay nghề được công nhận.
Một điều vô cùng quan trọng của các Barista Trainer, là họ không chỉ dạy về cà phê. Quan trọng hơn, họ phải truyền niềm đam mê cà phê cho người học. Đồng thời, bạn cũng cần tạo động lực cho học viên của mình để họ có tính cầu thị, ham học hỏi và luôn có động lực vươn lên, học để trở thành người dẫn đầu. Về lâu dài, bạn là người dẫn dắt các học viên của mình trải qua một hành trình phát triển. Giúp họ từng bước đạt đến sự xuất sắc từng cấp bậc của lộ trình Barista.
Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nếu bạn thích tự do sáng tạo thì có lẽ nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ phù hợp với bạn. R&D là một trong những bộ phận tối quan trọng của doanh nghiệp làm về cà phê. Hoạt động nghiên cứu và phát triển giúp chủ doanh nghiệp trả lời cho những câu hỏi hóc búa mỗi khi họ cần chuẩn bị ra mắt sản phẩm cà phê mới hay nghiên cứu các quy trình mới áp dụng cho sản phẩm. Việc nghiên cứu cũng có thể áp dụng để cải tiến sản phẩm cà phê hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và khách hàng.
Việc nghiên cứu và phát triển sản diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Đó có thể là tạo ra một sản phẩm đột phá, cải tiến cả quy trình thu mua và rang xay cà phê hay đơn giản là sáng tạo các mẫu bao bì có chất liệu và kiểu dáng mới hữu ích, thân thiên hơn. Một cải tiến nhỏ của R&D đôi khi mang lại hiệu quả lớn nếu đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
Nghề R&D thường có mức lương cao. Tuy nhiên, để làm công việc nghiên cứu và phát triển bạn cần được đào tạo Barista chuyên nghiệp qua các lớp kỹ năng lẫn cảm quan mùi vị nâng cao.
Nghề sản xuất cà phê nhân
Là phân khúc đầu tiên và quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, cũng là công đoạn mất nhiều thời gian và công sức nhất. Sản xuất cà phê bắt đầu từ canh tác, trồng trọt, thu hoạch đến sơ chế cà phê. Bạn sẽ thường xuyên gặp những người nông dân, chắt chiu từng hạt cà phê. Bạn cũng có cơ hội nhìn thấy những cánh đồng bạt ngàn xanh mướt, điểm xuyến hoa cà phê trắng muốt thơm lừng.
Với công việc này, bạn hoàn toàn có thể chủ động quyết định chất lượng đầu ra của cà phê nhân xanh. Thú vị hơn, bạn có cơ hội thử nghiệm với các phương pháp sơ chế khác nhau. Bên cạnh đó, bạn trở thành một trong những mắt xích có sức ảnh hưởng nhất, độc quyền sản xuất do đứng đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, bạn cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: chi phí, nguồn nhân công, biến động thời tiết, sâu bệnh, sự thiếu thốn về máy móc, trang thiết bị, công nghệ…
Nghề thu mua cà phê hạt
Tại Việt Nam, đây là một nghề đầy tiềm năng và lực lượng hiện nay vẫn chưa nhiều. Thu mua nhân xanh không chỉ đơn giản là người thẩm định cà phê. Họ còn là cầu nối giữa các công ty thương mại, cửa hàng cà phê, với người sản xuất cà phê. Ngoài kỹ năng chuyên môn, họ còn phải thường xuyên di chuyển. Để làm việc với các nông trại, đồn điền, hoặc các tổ chức trung gian như Fair trade…
Người thu thua làm việc dưới áp lực cao do phải liên tục thử nếm nhiều mẫu cà phê cùng lúc. Và quan trọng hơn hết là hiểu được xu hướng thị trường. Tuy nhiên, đây là một công việc mang lại nhiều niềm vui xứng đáng cho những ai thực sự đam mê cà phê. Đó là tính chất trải nghiệm đa dạng và liên tục cập nhật của ngành nghề.
Nghề rang cà phê
Người rang cà phê là mắt xích quan trọng quyết định đặc trưng hương vị cho các mẫu cà phê. Từ hạt cà phê không mùi vị, người rang như một nhà giả kim, giúp “hóa vàng” hạt cà phê.
Để làm nghề này, bạn phải hiểu về kiến thức về cà phê từ cơ bản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn phải nắm rõ các loại máy móc, dụng cụ phục vụ cho việc rang và đánh giá cà phê rang. Bạn cũng phải nắm quy trình, biết cách bố trí môi trường, thiết lập mẻ rang tiêu chuẩn. Tiếp theo, bạn không thể thiếu kiến thức và kỹ năng cảm quan. Vì kiến thức này giúp người rang đánh giá và xác định được sự cân bằng hương vị. Từ đó biết cách phân tích, nhận biết các lỗi rang và biết cách khắc phục. Ngoài ra, còn biết thẩm định các mẫu rang, am hiểu về quy trình đóng gói, bảo quản cà phê.
Khi bạn đầu tư chuyên sâu vào nghề này, bạn có thể trở thành chuyên gia rang cà phê (Master roaster). Chuyên gia rang được xem là bậc thầy tạo ra và kiểm soát hương vị cà phê rang. Master Roaster có thể là nhà tư vấn, R&D hay thẩm định về cà phê. Họ cũng có thể là chủ của một thương hiệu cà phê rang xay của riêng mình.
Nghề kiểm soát chất lượng (QC)
Ngoài ra các barista còn có thể trở thành các chuyên gia thẩm định cà phê (QC). Họ thường làm việc trực tiếp với thợ rang. Họ cung cấp nhận định, đánh giá nhằm đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Công việc này phù hợp với các Barista có định hướng phát triển cảm quan và chuyên sâu về cà phê hạt. Có thể nói, đây là công việc của “hậu phương”. Nó khác với barista là người đứng ở “tiền tuyến” với khách hàng.
QC của một nhà rang đảm nhận trách nhiệm đánh giá các mẫu cà phê sau khi rang. Họ đảm bảo tính ổn định hoặc tiềm năng của sản phẩm rang. Ở các cửa hàng cà phê và chuỗi cà phê, QC còn chuyên trách đảm bảo chất lượng về các tách cà phê.
Chọn lối đi riêng với cà phê
Ngoài những phương hướng trên, các barista hoàn toàn có thể tự xây dựng con đường riêng cho mình. Một số Barista đạt được danh tiếng, địa vị nhất định trong ngành. Có thể trở thành đại diện thương hiệu cho các hãng nguyên liệu, máy móc, dụng cụ pha chế… Hoặc với những Barista đã có bề dày kinh nghiệm, thành tích thi đấu “khủng”… Có thể trở thành huấn luyện viên cho các thế hệ thí sinh mới. Xa hơn nữa thì trở giám khảo uy tín cho các cuộc thi nghề. Hoặc mở các lớp đào tạo riêng về lĩnh vực chuyên môn của mình. Ngoài ra, họ có thể kinh doanh cửa hàng cà phê của riêng mình.
Có thể thấy, làm Barista không chỉ chôn chân phía sau quầy pha chế. Như những ngành nghề khác, Barista có vô vàn sự “thăng hoa” trên con đường sự nghiệp của mình. Nếu bạn cũng đang muốn phát triển sự nghiệp trong ngành cà phê thì Barista School – trường đào tạo Barista chuyên nghiệp sẽ đồng hành cùng bạn. Giảng viên tâm huyết và giàu kinh nghiệm sẽ cùng bạn trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng liên tục. Từ đó, bạn luôn tự tin trên con đường sự nghiệp của mình.
VIỆT NAM BARISTA SCHOOL
Website: https://baristaschool.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool
Hotline: 1900 636 246
Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM