Người kinh doanh cà phê có cần học sensory không?

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 04/04/22 - 10:58am

Chỉ cần có vốn, mặt bằng đẹp và khả năng quản lý là có thể mở quán cà phê! Liệu có đúng không? Hay người kinh doanh cà phê có cần học sensory không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Người kinh doanh cà phê có cần học sensory không? Đây là một câu hỏi quan trọng nhưng nhiều người có ý định kinh doanh cà phê lại bỏ qua. Mọi người thường cho rằng chỉ barista mới phải học sensory; còn người quản lý, người chủ chỉ cần có tài “thao lược” là đủ! Đáng tiếc, đây là một suy nghĩ dễ dẫn đến thất bại!

1. Liệu có phải kinh doanh cà phê chỉ là phục vụ và thu lợi nhuận?

Không ít người khởi nghiệp kinh doanh cà phê đều có suy nghĩ đơn giản: chỉ cần bỏ vốn thiết kế một quán thật chill, mời những barista có tay nghề về pha chế những ly cà phê thơm ngon phục vụ khách hàng rồi chờ thu lợi nhuận. Suy nghĩ này không sai. Bởi chức năng chính của quán cà phê là phục vụ đồ uống phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Nhưng suy nghĩ này rất dễ dẫn đến thất bại; hoặc chỉ duy trì được mô hình kinh doanh nhỏ, rất khó để cạnh tranh. Đó là lý do mỗi ngày có hàng trăm quán cà phê ra đời nhưng rất ít quán duy trì được lâu.

Người kinh doanh cà phê cần học nhiều thứ hơn nếu muốn thành công. Ảnh: Internet.

2. Người kinh doanh cà phê cần có đam mê

Muốn thành công bằng con đường kinh doanh cà phê, bạn hãy bắt đầu bằng tình yêu dành cho những hạt nâu này. Và cần nhớ rằng luôn có một mối liên hệ thực sự giữa việc phục vụ cà phê và chia sẻ kiến ​​thức cho khách hàng về đồ uống họ đã yêu cầu. Nghĩa là, thay vì bưng ra ly cà phê và chúc họ uống ngon miệng; hãy dành thời gian giới thiệu loại cà phê đang phục vụ; đặc biệt là với những vị khách lần đầu đến quán. Đây chính là “bí quyết lôi kéo” rất hiệu quả, khiến khách hàng quay lại; không chỉ vì thức uống ngon mà còn vì các cuộc trò chuyện và bầu không khí tại quán.

Một câu chuyện thực tế đến từ ông chủ trẻ của chuỗi cà phê pha máy Enjoy Coffee ở Đăk Nông, hiện đang mở rộng thị trường ra Hà Nội và TP.HCM. Anh Lê Văn Hoàng bắt đầu dấn thân vào con đường kinh doanh cà phê sạch từ năm 2012; khi các “ông lớn” ngành cà phê “thâm nhập” vào Việt Nam, đặc biệt là bắt đầu phủ sóng ở các tỉnh Tây Nguyên. Sinh ra ở “vựa cà phê” thì không thể nào để người dân thưởng thức cà phê ngoại được nên anh đã quyết tâm đi học pha chế thức uống và tìm hiểu về ngành F&B.

Hiểu về sensory là yêu cầu cơ bản với người làm nghề cà phê. Ảnh: Việt Nam Barista School.

Tuy nhiên, đường đi không hề trải hoa hồng như anh tưởng. Bởi khách đã quen với cà phê phin, cà phê đá xay, không quen với ly cà phê pha máy đánh bọt. Nhưng không vì thế mà anh dẹp máy pha cà phê sang một bên; thay vào đó; anh từng bước tỉ tê, thủ thỉ với khách hàng và dần dần, nhiều người đã “nghiện” loại cà phê nguyên chất được pha bằng máy. Đây cũng chính là động lực giúp anh Hoàng thành lập công ty và phát triển Enjoy Coffee thành chuỗi hệ thống.

Đọc thêm:

Học sensory có cần năng khiếu hay không?

Tầm quan trọng của sensory đối với nghề barista

Ra mắt sách Sensory – Chạm cà phê từ mọi giác quan

3. Sensory “truyền cảm hứng” cho người kinh doanh cà phê

Không chỉ riêng Hoàng, rất nhiều ông chủ của các chuỗi cà phê nổi tiếng cũng xuất thân từ ngành cà phê. Họ trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu cà phê cho hàng triệu “tín đồ” cà phê nghệ thuật.

Vậy làm sao để nói chuyện về cà phê và giúp khách hàng hiểu về thức uống mà họ đã chọn? Hãy chủ động trau dồi kiến thức về pha chế; đặc biệt là học về sensory (cảm quan mùi vị). Học về sensory sẽ giúp “khai phá tiềm năng” của giác quan, nhất là khứu và vị giác. Chúng sẽ giúp bạn cảm nhận và hiểu đúng về thế giới mùi hương cà phê. Đây cũng là bí quyết giúp truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu cà phê cho người nung nấu ý định kinh doanh. Từ đó, gián tiếp kết nối tình yêu đến với khách hàng.

Đến đây, hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “Người kinh doanh cà phê có cần học sensory không?” Sự thật là, người kinh doanh cà phê rất cần học và am hiểu về sensory!

4. Học sensory – Bí quyết thành công của người kinh doanh cà phê

Có 2 lý do khiến bất cứ người kinh doanh cà phê nào cũng nên học sensory. Đó là:

4.1 Sensory giúp người làm chủ kết nối khách hàng

Khi đã học sensory bạn sẽ nhận ra: để kinh doanh cà phê thành công, khách hàng chính là những người bạn. Hãy luôn đón chào họ bằng nụ cười và các cuộc trò chuyện về cà phê – thức uống mà họ yêu thích; từ đó xây dựng một cộng đồng trong quán cà phê. Chính cộng đồng này sẽ giúp duy trì hoạt động của quán; đồng thời còn giúp có thêm khách hàng khi họ giới thiệu người thân, bạn bè đến “quán ruột” của mình.

Kỹ thuật pha chế dành cho barista, còn cảm quan cà phê là dành cho tất cả mọi người.

4.2 Sensory giúp duy trì mối quan hệ giữa chủ và nhân viên

Học sensory còn giúp những người kinh doanh cà phê thấu hiểu các barista. Chỉ khi có sự am hiểu nhất định về kỹ năng cảm quan, bạn mới có thể tranh luận với barista; đồng thời thấu hiểu lựa chọn hay lời khuyên của họ. Bạn cũng sẽ biết về nguồn gốc xuất xứ loại cà phê nào tốt hơn; cách điều chỉnh nhiệt độ nước lý tưởng nên là bao nhiêu; và loại máy pha nào nên được sử dụng cho các loại cà phê xuất xứ đơn lẻ khác nhau…

Sự kết nối giữa chủ và barista giúp việc kinh doanh ngày càng phát đạt. Cuộc trò chuyện mỗi ngày sẽ không chỉ là vấn đề kỹ thuật hay kinh doanh hiệu quả… Đó còn là những câu chuyện về nghề; về giải pháp mới giúp mọi người trở nên gần gũi, cảm thấy có được niềm vui trong công việc.

Đọc thêm:

Sensory skills – Hành trình trưởng thành của giác quan

Sensory Skills bắt buộc là khóa học đầu tiên của Barista

Hành trình vì lòng tự tôn cà phê Việt của Julie Đặng

Điều quan trọng nhất, học sensory không chỉ để hiểu về thế giới cà phê; mà còn là để hiểu về những người đang đồng hành trên con đường kinh doanh của mình. Hãy tưởng tượng rằng: nếu bạn không hiểu về sensory, không hiểu được quy trình để có thể làm ra ly cà phê ngon nhất cũng như cách phục vụ tốt nhất mà chỉ biết hối thúc nhân viên của mình thì rất dễ dẫn đến tranh cãi, nghỉ việc hoặc nhân viên sẽ cố tình làm sai lệch vị cà phê, phục vụ không chu đáo… Kết quả là, chuyện đóng quán là sớm hay muộn mà thôi!

Nói tóm lại, để có được chỗ đứng trong ngành cà phê, người kinh doanh cà phê không chỉ cần phải học sensory. Mà họ còn phải luôn nung nấu một tình yêu, một niềm đam mê lớn với cà phê. Có như vậy, họ mới “truyền lửa” cho nhân viên; đồng thời thu hút được những khách hàng, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL
Website: https://baristaschool.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool
Hotline: 1900 636 246
Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Bài viết liên quan