Trong dòng chảy xu hướng ngành F&B, lĩnh vực cà phê đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những cửa hàng cà phê với đa dạng phong cách nối tiếp nhau ra mắt thị trường, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm ấn tượng về cả hương vị thức uống lẫn không gian trải nghiệm.
Cũng vì vậy mà việc học Barista để trở thành nhân viên pha chế cafe đang là mục tiêu được nhiều người lựa chọn theo đuổi. Vậy nghề Barista có tiềm năng như thế nào? Có nên lựa chọn học pha chế hay không? Barista School sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!
1. Xu hướng thị trường cà phê hiện nay có gì mới?
Hiện nay, ngành công nghiệp cà phê đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Minh chứng đó là:
1.1 Sự phát triển của các thương hiệu cà phê
Hiện nay, các thương hiệu cà phê nội địa xuất hiện ngày càng nhiều từ những cửa hàng nhỏ ven đường, đến các quán cà phê có không gian rộng rãi hay thậm chí là chuỗi hệ thống lớn như Trung Nguyên, Phúc Long, The Coffee House,…
Bên cạnh đó, các thương hiệu lớn trên thế giới đã và đang mở rộng thị trường tại Việt Nam một cách đa dạng như: Starbucks, Illy, Segafredo,… Những thương hiệu này không chỉ mang các quán cà phê đặc trưng của họ về Việt Nam mà còn mang cả hạt cà phê, dụng cụ pha, máy xay, máy pha,… mở ra cơ hội phát triển vô cùng tiềm năng cho ngành F&B nói chung và ngành cà phê nói riêng tại Việt Nam.
Sự phát triển của các thương hiệu cà phê hiện nay sẽ tạo ra nhu cầu tuyển dụng rất lớn cho vị trí nhân viên pha chế. Vì vậy lựa chọn học pha chế vào thời điểm này là một lựa chọn lý tưởng.
1.2 Cà phê – nền tảng cho sự sáng tạo không giới hạn
Quan sát hành trình phát triển của cà phê trong 10 năm trở lại đây, có thể thấy rõ một số xu hướng đã từ làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam một thời, ví dụ như:
- Coffee take away: Vào năm 2013, mô hình “xe cà phê” xuất hiện dọc đường phố cứu cánh cho những ai quá bận rộn để dừng chân tại quán xá nhưng vẫn muốn thưởng thức một ly cà phê vào buổi sáng.
- Cold brew coffee (cà phê pha lạnh): Các loại đồ uống cà phê pha lạnh cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn thú vị hơn về hương vị và phong cách thưởng thức.
- Sensory (phát triển cảm quan): Dùng hương vị của cà phê làm nền tảng cộng thêm những phương pháp khoa học giúp con người khơi mở các giác quan của bản thân. Lợi ích của cảm quan không dừng lại ở ngành cà phê mà còn giúp ích cho rất nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.
Sự sáng tạo là điều cần thiết ở tất cả mọi lĩnh vực và ngành cà phê hay F&B cũng không ngoại lệ. Đừng để tầm nhìn của bản thân bị giới hạn khi nghĩ rằng học barista chỉ có thể trở thành nhân viên pha chế; bởi vì bạn hoàn toàn có thể trở thành chủ quán, giảng viên, đại diện Việt Nam thi đấu ở quốc tế hay thậm chí chính bạn sẽ là người tạo ra những xu hướng mới tương tự như coffee take away, cold brew coffee, sensory…
“Dare to believe” – Thân gửi bạn một slogan của Barista School!
1.3 Thị trường cà phê trực tuyến
Tiện lợi và nhanh chóng là một trong những lý do phổ biến nhất thúc đẩy người dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến. Dù là hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ vô hình hay thậm chí là thực phẩm, đồ ăn thức uống cần giao nhận trong thời gian ngắn đều không nằm ngoài dòng chảy trực tuyến này.
Người làm ngành cà phê có thể tham gia vào thị trường mua bán trực tuyến này ở mọi quá trình như:
- Thức uống cà phê (bán thông qua các ứng dụng giao hàng).
- Hạt cà phê đã rang.
- Cà phê nhân xanh.
- Cây giống cà phê.
Nếu lựa chọn theo hướng đi này, các Barista cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng về kinh doanh trực tuyến để giúp cửa hàng cà phê của mình kết nối và tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả.
2. Cà phê & đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt – Mối liên kết không thể tách rời
Theo một cách tự nhiên, cà phê đã là mảnh ghép không thể thiếu trong đời sống văn hóa ẩm thực của người Việt. Đi cà phê trở thành thói quen của một đại bộ phận, tiêu biểu là giới trẻ. Từ các hàng quán nhỏ nằm trên vỉa hè cho đến các chuỗi cà phê lớn đều trở thành điểm đến yêu thích. Mọi người không chỉ đến đây để thưởng thức đồ uống mà còn để gặp gỡ bạn bè, chuyện trò, thư giãn hay thậm chí là để học tập, làm việc.
Người Việt Nam thích uống cà phê và có một phong cách thưởng thức cà phê đặc biệt, chẳng hạn như uống cà phê đen pha phin, cà phê sữa đá, cà phê trứng hay bạc xỉu. Những loại cà phê này đã trở thành biểu tượng gắn liền với đời sống ẩm thực Việt Nam.
Sự gia tăng lớn về nhu cầu thưởng thức tách cà phê thơm ngon và đẹp mắt đã góp phần nâng cao vai trò của nghề Barista. Những nhân viên pha chế cà phê trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu của các thương hiệu đồ uống cũng như ngành cà phê nói chung. Giống như CEO Starbucks Việt Nam đã từng nói: “Thành bại của một thương hiệu cafe phụ thuộc 100% vào các Barista”.
Việc học pha chế một cách bài bản, chất lượng không chỉ giúp ích cho bản thân Barista mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến một thương hiệu cà phê. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một nơi học thật sự chất lượng. Tham khảo những yếu tố cần quan tâm khi chọn nơi học pha chế để biết thêm chi tiết.
3. Nhu cầu tuyển dụng nghề Barista ngày càng cao
Hiện nay, với sự phát triển của thị trường cà phê, nhu cầu tuyển dụng nghề Barista – nhân viên pha chế cà phê chuyên nghiệp đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt hơn, nhu cầu này không chỉ dừng lại ở các quán cà phê, mà còn cả những khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và khách sạn…
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào năm 2021, ngành công nghiệp cà phê tại Việt Nam đã tạo ra khoảng 2,6 triệu việc làm, bao gồm cả các vị trí liên quan đến Barista. Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng nhu cầu tuyển dụng nghề Barista hiện nay là rất lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Khi đã nắm chắc trong tay kiến thức và kỹ năng từ những khóa học Barista, bạn có thể tự tin ứng tuyển việc làm tại các quán cafe, nhà hàng, khách sạn, tự mở quán kinh doanh hay ở cấp độ cao hơn, bạn cũng có thể đảm nhận vị trí quản lý hoặc giảng dạy.
4. Thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở của nghề Barista
Thu nhập của Barista có thể tùy thuộc vào vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và nơi làm việc. Mức lương của Barista lúc mới vào ngành cho đến khi thăng tiến lên cấp bậc quản lý sẽ giao động từ 200$ đến 1000$. Ngoài ra, một số Barista còn có thể trở thành chủ quán cà phê và tự do sáng tạo ra những thức uống ấn tượng, mang đậm dấu ấn riêng; trở thành giảng viên, chuyên gia hoặc thi đấu tại các cuộc thi lớn.
Xem chi tiết cơ hội nghề nghiệp dành cho barista tại đây.
Để bắt kịp xu hướng ngành F&B và nhu cầu của xã hội, đã có những bạn trẻ lựa chọn trải nghiệm khóa học pha chế cà phê tại Barista School. Với thời gian học tối ưu (chỉ từ 2 tuần), học phí hợp lý, đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm và hơn 90% thời gian là thực hành, Học viên khi hoàn thành xong khóa đào tạo sẽ có kỹ năng và nền tảng vững chắc để tự tin ứng tuyển vào đa dạng môi trường công việc.
Để bạn có thể yên tâm và hoàn toàn tập trung cho khóa học, Barista School còn đảm bảo đầu ra khi bạn học tại trường. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 𝟏𝟗𝟎𝟎 𝟔𝟑𝟔 𝟐𝟒𝟔 để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn nhanh chóng nhất nhé!
Kết
Chắc chắn rằng trong tương lai sắp tới, thị trường cà phê và nghề Barista sẽ còn phát triển thăng hoa hơn nữa. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này và muốn học Barista để trở thành những người làm nghề chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của 𝐁𝐚𝐫𝐢𝐬𝐭𝐚 𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥 nhé!