“Miếng cà” là đầu câu chuyện

Submitted by hiroshi.digital On Wednesday, 06/08/22 - 7:00am

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” có lẽ hơi bị… xưa rồi. Ngày nay, ly cà phê hảo hạng giúp mở đầu câu chuyện một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Không biết tự bao giờ, cà phê hảo hạng đã trở thành thức uống cho người ở mọi giới, mọi ngành nghề. Cà phê là chất kích thích dễ uống cho giới lao động. Cà phê trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn. Cà phê làm cho buổi đàm phán kinh doanh trở nên rôm rả. Và nó cũng thay lời tỏ tình lãng mạn cho những đôi lứa yêu đương.

Cà phê hảo hạng như cô gái đẹp

Caffè là tên quán cà phê đầu tiên mở ra ở Venice. Tên của nó cũng có nghĩa là một cuộc trò chuyện rôm rả hay một tình bạn cởi mở (trích sách Hành trình cà phê – tác giả: Mark Pendergrast)

Quả thật, quán cà phê trở thành nơi cho mọi cuộc gặp gỡ và chuyện trò. Từ chuyện làm ăn cho đến những câu chuyện phiếm không đầu không cuối. Và cà phê trở thành món đồ uống quen thuộc đến nỗi nhiều người “không biết uống gì thì uống cà phê”.

Thà chết chứ không nhịn cà phê 

Ít có loại thức uống nào dễ làm “xiêu lòng” thực khách như cà phê. Người “gu” mạnh thì uống Espresso hay cà phê đen, người nhẹ nhàng thì uống Latte, Cappuccino, người thích ngọt thì uống cà phê sữa đá… Cà phê có nhiều biến thể khác nhau để chiều lòng tất cả mọi người. Dù ở dạng nào, thực khách cũng mê mẩn với hương và vị có một không hai của cà phê. Trong đó có cả những triết gia nổi tiếng như Voltaire, Rousseau Benjamin Franklin… Nhà văn Balzac (Pháp) thậm chí dùng cà phê rang xay mịn khi đói và không cần nước pha.

Cà phê khiến người say mê đến nỗi vì nó mà không màng hiểm nguy. Vào thế kỷ XVI, toàn thành Constantinope (Istanbul ngày nay) có lệnh đóng cửa các quán cà phê vì sợ các thế lực nổi loạn. Vua còn ra lệnh bất cứ ai bị bắt quả tang đang uống cà phê đều bị đánh nhừ tử bằng dùi cui. Phạm tội lần 2 sẽ bị tống vào bao da, khâu lại và ném xuống eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ). Vậy mà nhiều người vẫn uống trộm cà phê bất chấp nguy hiểm đến cả tính mạng. Câu chuyện có thật này khá hài hước, nhưng cũng phần nào cho thấy cà phê có thể khiến người ta thèm đến thế nào.

Cà phê cứu rỗi cuộc đời

Nếu một buổi sớm mai bạn thấy người uể oải, thiếu sức sống. Có thể vì bạn thiếu cà phê đấy!

Thật không ngoa khi nói cà phê cứu rỗi cuộc đời của giới trẻ thành thị. Một hình ảnh khá quen thuộc với giới văn phòng là ly cà phê take away theo chân vào công sở. Năng lượng tích cực từ cà phê như năng lượng sống còn để giới trẻ sàng chiến đấu cho một ngày. Mùi hương cà phê có khả năng kích thích sáng tạo, tính thẩm mỹ và liên tưởng màu sắc phong phú như mùi hoa hồng, mùi hoa oải hương, mùi cam chanh, mùi trái đào, mùi trái mơ…

Julie Đặng – chuyên gia cà phê cho rằng năng lượng tích cực của cà phê đã tác động hữu ích đến cảm quan của chúng ta. Và cà phê mang năng lượng tích cực sẽ là xu hướng của tương lai. Đây là loại cà phê hấp thu năng lượng từ những vùng đất đặc biệt trên thế giới, được “hóa vàng” qua những đôi bàn tay giàu nội lực. Loại cà phê này có giá trị vượt trội về cảm quan và nhận thức của thực khách.

… Và cà phê hảo hạng cũng không kém phần tinh tế

Sự tinh tế của cà phê thể hiện ở chỗ nó rất nhạy cảm với những tác động của ngoại cảnh. Trên hành trình cà phê từ vườn đến tay thực khách, biết bao người lao động đã giữ gìn và nâng niu chất lượng từng hạt.

Từ vườn trồng, thu hoạch, chế biến, đóng gói, vận chuyển, rang xay đến quầy bar nơi anh Barista thể hiện kỹ thuật pha chế. Từng công đoạn có tác động đến hạt cà phê ở nhiều mức độ khác nhau. Khi gieo trồng, cà phê trồng ở đất cao thường có hương vị đậm đà hơn trồng nơi thấp. Khi thu hoạch, nếu quả chín trộn lẫn quả sống sẽ làm vị cà phê bị lai tạp. Nhân cà phê phơi trên mặt đất quá lâu sẽ dễ sinh nấm mốc hoặc ám khí đất gây mùi khó chịu. Rang lửa nhỏ khiến hạt cà phê chưa chín tới sẽ bị đắng. Còn rang kỹ quá thì cà phê cháy khét như than củi… Bất kỳ một mắt xích nào bị sai cũng có thể làm cả chuỗi không còn giá trị.

Nâng niu cà phê với lòng biết ơn

Có thể nói, ly cà phê hảo hạng trên tay bạn là kết quả của một quá trình “giả kim”. Vì vậy, hãy trân trọng và thưởng thức cà phê bằng tất cả lòng biết ơn. Bạn hãy dừng vài giây để ngắm nhìn và cảm nhận hương thơm của nó. Khi uống, bạn hãy cảm nhận thể chất (body) của cà phê trong vòm miệng. Nó là “độ đậm đà” hay hương vị lan tỏa quanh lưỡi và phủ xuống cổ họng. Bạn nghe vị chua vỡ òa và nhấn nhá hậu vị bằng độ ngọt kéo dài.

Người thưởng thức cà phê bằng tất cả các giác quan là người hạnh phúc. Hạnh phúc không ở đâu xa, nó đang hiện diện ở đây, lúc này, ngay trên tách cà phê của bạn. Đừng bỏ lỡ các nốt hương cà phê. Và cũng đừng bỏ lỡ hương vị cà phê lan tỏa và ngân nga trong miệng khi thưởng thức cà phê nhé.

VIỆT NAM BARISTA SCHOOL

Website: https://baristaschool.vn

Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool

Hotline: 1900 636 246

Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

 

Bài viết liên quan