Cảm quan mùi vị (Sensory) đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người làm ngành F&B. Kỹ năng này là công cụ giúp cho người làm ngành đảm bảo chất lượng của thực phẩm và đồ uống, đồng thời thấu hiểu hơn về sở thích và nhu cầu thưởng thức của khách hàng. Mời bạn cùng Barista School tìm hiểu cụ thể hơn tầm ảnh hưởng của Sensory đối với từng nghề nghiệp cụ thể trong lĩnh vực F&B nhé!
1. Sensory là gì?
Sensory là thuật ngữ chuyên ngành chỉ kỹ năng cảm quan mùi vị, hay nói cách khác là khả năng phát hiện và phân tích mùi vị một cách khoa học thông qua các giác quan tiêu biểu như vị giác, khứu giác, thị giác… Kỹ năng này là “trợ thủ” đắc lực đối với mọi nhân sự làm trong ngành F&B, nhất là ở thời điểm mà loại hình dịch vụ ẩm thực và các quán cà phê liên tục ra mắt thị trường.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng Sensory đối với người trong ngành F&B
2.1 Food review/blogger
Trong những năm gần đây, nhóm ngành sáng tạo nội dung liên quan đến ẩm thực & đồ uống đã trở thành xu hướng nghề nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nhóm ngành này cũng mang lại nhiều ý kiến không tích cực từ người xem và người trải nghiệm. Một bộ phận khán giả cho rằng các Reviewer/Food Blogger thường đánh giá sản phẩm dựa trên cảm nhận cá nhân, thay vì dựa vào kiến thức chuyên môn thật sự về lĩnh vực F&B.
Dựa trên thực tế này, việc trau dồi thêm về kỹ năng Sensory sẽ giúp cho những người theo đuổi con đường sáng tạo nội dung trở nên chuyên nghiệp hơn:
- Các Reviewer/Food Blogger sẽ mô tả cụ thể và hấp dẫn hơn về những đặc điểm của món ăn và thức uống, bao gồm sự biến đổi trong hương vị từ lần nếm đầu tiên cho đến hậu vị sau khi thưởng thức.
- Việc mô tả chi tiết về trải nghiệm thực tế của bản thân thông qua các bài viết thú vị và video chân thật sẽ tạo sự kết nối tốt hơn với người xem; giúp họ có sự hình dung và cảm nhận nhất định về sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, kỹ năng cảm quan còn giúp gia tăng sự tín nhiệm của Reviewer/Food Blogger đối với cộng đồng yêu ẩm thực.
Gợi ý bạn xem thêm:
Sensory – Kỹ năng “đắc lực” dành cho người kinh doanh cà phê
2.2 Chuyên viên kiểm soát/Đảm bảo chất lượng (QC/QA)
Sở hữu kỹ năng cảm quan nhạy bén giúp cho các Chuyên viên QC/QA đánh giá và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào; phân biệt được các tầng lớp hương vị khác nhau để đảm bảo rằng mọi món ăn của các chuỗi nhà hàng hoặc doanh nghiệp ẩm thực luôn đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu trường hợp thực phẩm gây hại cho người tiêu dùng.
2.3 Sự gắn kết giữa Sensory và người Đầu bếp
Thông qua quá trình luyện tập Sensory, người đầu bếp sẽ nhạy bén hơn trong quá trình căn chỉnh lượng gia vị và tuyển chọn các nguyên liệu đầu vào. Điều này tạo ra những món ăn thành phẩm có sự cân đối về hương vị, mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo, thỏa mãn thực khách. Đặc biệt, kỹ năng này còn hỗ trợ người đầu bếp trong quá trình nghiên cứu, phát triển các món ăn mới hoặc cải tiến món ăn cũ để có được thực đơn đa dạng và hấp dẫn hơn.
2.4 Quản lý đào tạo
Cảm quan hương vị là kỹ năng mà bất kỳ người quản lý nhà hàng & quán cà phê nào cũng cần có để hỗ trợ cho việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. Kỹ năng này chính là nền tảng để người quản lý hướng dẫn, đào tạo nhân viên về cách nhận diện – đánh giá hương vị, thành phần của các món ăn & thức uống. Đồng thời, người quản lý cũng có nhiệm vụ truyền đạt cho nhân viên về các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng tất cả nhân sự đều có khả năng duy trì chất lượng sản phẩm/dịch vụ đồng nhất trong quá trình phục vụ khách hàng.
2.5 Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D)
Bằng cách khám phá và thử nghiệm các hương vị nhờ giác quan nhạy bén được luyện tập thông qua quá trình học Sensory, các nhà nghiên cứu và phát triển (R&D) có thể sáng tạo ra những công thức mới, kết hợp nhiều thành phần khác nhau để tạo ra những sản phẩm mang hương vị mới lạ.
Nếu bạn đang là một trong những đối tượng nêu trên, 𝐁𝐚𝐫𝐢𝐬𝐭𝐚 𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥 tự tin rằng khóa học Sensory sẽ là một trong những khoản đầu tư xứng đáng trong lộ trình thăng tiến nghề nghiệp sắp tới.
Gợi ý bạn xem thêm:
Tiềm năng của nghề Barista và xu hướng thị trường F&B