Tất tần tật về kỹ thuật Shaking trong pha chế đồ uống chuyên nghiệp

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 11/27/23 - 6:00pm

Kỹ thuật shaking là một trong những điều cơ bản và gắn liền với những người pha chế chuyên nghiệp. Vậy kỹ thuật shaking là gì? Công dụng và cách thực hiện ra sao? Hãy cùng Barista School tìm hiểu ngay nhé!

1. Kỹ thuật Shaking là gì?

Shaking là kỹ thuật pha chế sử dụng shaker (bình lắc) để hòa trộn các nguyên liệu pha chế vào với nhau. Trong quá trình lắc, các nguyên liệu sẽ chuyển động theo quỹ đạo nhất định, hòa quyện vào nhau và được “kích” mùi vị & màu sắc để tạo nên thức uống thành phẩm thơm ngon về phần vị – hấp dẫn về phần nhìn.

Tất tần tật về kỹ thuật Shaking trong pha chế đồ uống chuyên nghiệp
Kỹ thuật Shaking giúp cho đồ uống thành phẩm có màu sắc và hương vị hấp dẫn hơn

2. Tại sao nên “lắc” đồ uống?

Kỹ thuật Shaking giúp đồ uống của bạn trở nên hoàn hảo hơn bởi công đoạn “lắc” giúp cho các nguyên liệu pha chế như syrup, rượu, nước trái cây, sữa…  không bị tách lớp; đồng thời làm lạnh đồ uống và giảm nồng độ cồn trong rượu. Ví dụ như trong trường hợp bạn muốn pha chế đồ uống có sử dụng lòng trắng trứng thì thao tác lắc sẽ giúp làm chín lòng trắng; nhờ vậy mà thức uống không bị tanh, tạo nên một lớp bọt trắng mịn đẹp mắt.

Đặc biệt hơn, shaking còn là kỹ thuật biểu diễn giúp cho Barista và Bartender thể hiện được hình ảnh cá nhân cuốn hút và khơi gợi được sự tò mò từ khách hàng. Tại quầy bar, khách hàng thường sẽ bị thu hút bởi các động tác shaking điêu luyện, chuyên nghiệp. Do đó, đây được xem là “vũ khí lợi hại” đối với người làm ngành pha chế.

Tất tần tật về kỹ thuật Shaking trong pha chế đồ uống chuyên nghiệp
Để có kỹ thuật Shaking điêu luyện, bản thân người pha chế phải luyện tập đều đặn.

Kỹ thuật shaking đòi hỏi ở Barista và Bartender sự kiên trì, sự khỏe mạnh của đôi tay, bề dày kinh nghiệm cùng sự nhiệt huyết yêu nghề. Vì vậy, người pha chế cần thường xuyên rèn luyện kỹ thuật này để xây dựng phong thái tự tin khi trong quá trình shaking.

Gợi ý bạn xem thêm:

Barista và Bartender khác nhau như thế nào? Nghề pha chế có gì thú vị?

7 điều cần biết trước khi học Barista

3. Điểm danh các loại Shaker thông dụng

Có 2 loại bình shaker thông dụng mà Barista và Bartender sử dụng để pha chế đồ uống:

Tất tần tật về kỹ thuật Shaking trong pha chế đồ uống chuyên nghiệp
Cùng Barista School điểm qua những loại bình Shaker phổ biến bạn nhé!

3.1 Boston Shaker (bình lắc 2 mảnh)

Đây là bình shaker bao gồm hai phần chính bao gồm  ly kim loại cỡ lớn và một ly thủy tinh (hoặc ly kim loại) cỡ nhỏ hơn dùng để làm nắp đậy khi lắc. Khi sử dụng, Barista và Bartender sẽ cho nguyên liệu pha chế vào bình, gắn 2 bộ phận này lại với nhau và thực hiện thao tác lắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ly kim loại cỡ lớn của Boston Shaker để dầm đá hoặc khuấy đồ uống.

3.2 Cobbler Shaker (bình lắc 3 mảnh)

Cobbler Shaker là loại bình có thiết kế gồm ba phần chính: thân bình, bộ phận lọc và nắp đậy – tất cả đều làm từ kim loại. Dụng cụ này xuất hiện tại Mỹ vào năm 1872, thường được dùng để pha các món Cocktail có dung tích nhỏ. Đặc biệt hơn, bộ phận lọc thiết kế đi kèm của Cobbler Shaker sẽ giúp người pha chế dễ dàng hơn khi rót đồ uống thành phẩm ra ly.

4. Hướng dẫn kỹ thuật Shaking đồ uống chuyên nghiệp

Trước khi pha chế đồ uống bằng kỹ thuật Shaking, bạn cần đảm bảo rằng bình Shaker phải được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đến, bạn cho nguyên liệu pha chế vào bình. Lượng đá lý tưởng nhất bạn nên cho vào đó là ở mức ⅔ Shaker, bởi nếu đá quá ít thì khi lắc sẽ tan nhanh và làm thức uống bị loãng, ảnh hưởng đến hương vị. Còn đối với trường hợp cho đá quá nhiều thì sẽ dẫn đến việc thiếu không gian để lắc. 

Tất tần tật về kỹ thuật Shaking trong pha chế đồ uống chuyên nghiệp
Biểu diễn shaking giúp cho người pha chế khơi gợi được sự thích thú và tò mò ở khách hàng.

Sau khi đã đậy kín nắp Shaker, bạn cầm bình và bắt đầu lắc bằng hai tay. Trong đó, tay thuận giữ phần phía trên, tay không thuận giữ phần dưới của Shaker. Dùng lực cổ tay để chuyển động Shaker theo một hướng nhất định khi lắc. Lúc này, tốc độ lắc cần nhanh để hạn chế đá tan. Thời gian lắc thường kéo dài từ 10 ~ 12 giây. Cho đến khi tay của bạn cảm nhận được độ lạnh và bên ngoài bình lắc xuất hiện lớp tuyết mỏng thì dừng lại.

Trong pha chế, việc mở bình lắc cũng yêu cầu thao tác chuẩn, bạn cần dùng lực cổ tay đánh vào điểm hở giữa 2 bộ phận của bình Shaker. Khi nghe được âm thanh “tách” là bạn đã mở Shaker thành công rồi đấy!

Kỹ thuật Shaking không quá khó, tuy nhiên để thành thạo và thực hiện được những thao tác điêu luyện với bình Shaker, bạn hãy dành nhiều thời gian và kiên trì luyện tập nhé! 

Khóa học Sáng Tạo Công Thức – Beverage Creator với sự dẫn dắt của các Giảng viên chuyên nghiệp tại Barista School sẽ là môi trường lý tưởng để bạn rèn luyện kỹ thuật Shaking và thực hành pha chế những ly Cocktail và Mocktail vừa ngon miệng, lại vừa đẹp mắt.

Gợi ý bạn xem thêm:

Điểm danh Top 3 khóa học pha chế dành cho người mới bắt đầu

5 công thức đồ uống mùa Noel không thể thiếu trong Menu quán cafe

b

Bài viết liên quan