Để có lộ trình thăng tiến vững vàng trong lĩnh vực F&B nói chung và ngành pha chế nói riêng thì việc rèn luyện kiến thức về Sensory (cảm quan mùi vị) là sự “đầu tư” vô cùng cần thiết. Sở hữu kỹ năng tuyệt vời này sẽ giúp bạn đánh giá món ăn, thức uống một cách chuyên nghiệp nhất. Từ đó, hành trình trở thành những chuyên gia thẩm định cũng sẽ thuận lợi hơn. Hãy cùng Barista School khám phá về những điều đặc biệt từ Sensory nhé!
1. Sensory hữu ích cho người làm ngành F&B ntn?
Sensory là cách chúng ta cảm nhận, đánh giá, định danh mùi hương thông qua các giác quan như vị giác, thị giác, khứu giác, xúc giác… Qua đó, bạn sẽ xác định được các thành phần mùi hương và hương vị ẩn chứa trong đồ ăn, thức uống hoặc rất nhiều những sản phẩm khác. Khả năng cảm quan này được sẽ thăng hạng lên cấp độ chuyên nghiệp nhờ quá trình luyện tập, tiếp xúc và phân tích thường xuyên.
1.1 Nhóm ngành ẩm thực
Trong ngành ẩm thực, Sensory đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích mà kỹ năng này mang lại cho những người làm việc trong ngành ẩm thực:
1.1.1 Đánh giá và kiểm soát chất lượng
Cảm quan hương vị giúp cho những người làm trong ngành ẩm thực có khả năng đánh giá chất lượng của các thành phần có trong món ăn. Họ có thể kiểm soát mức độ tươi mới của nguyên liệu đầu vào và phân biệt được các tầng lớp hương vị, mùi hương khác nhau. Đây là tiền đề để đảm bảo rằng mọi món ăn luôn đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các nhà hàng hoặc doanh nghiệp ẩm thực.
1.1.2 Sáng tạo và phát triển món ăn
Kỹ năng Sensory sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho việc sáng tạo và phát triển món ăn mới. Người làm ngành F&B có thể sử dụng kỹ năng cảm quan để thử nghiệm các thành phần, điều chỉnh tỷ lệ và cân bằng hương vị để mang đến cho khách hàng các trải nghiệm ẩm thực độc đáo, hấp dẫn.
1.1.3 Quản lý và đào tạo
Cảm quan hương vị là kỹ năng mà bất kỳ người quản lý nhà hàng, quán ăn nào cũng cần có để hỗ trợ cho việc quản lý và đào tạo cho đội ngũ nhân viên. Đặc biệt, đây cũng là nền tảng giúp cho người đầu bếp căn chỉnh các thành phần trong món ăn để đảm bảo rằng tất cả đều đạt được hương vị và chất lượng tốt nhất.
1.1.4 Xây dựng trải nghiệm khách hàng
Sensory hỗ trợ người làm ngành ẩm thực sáng tạo ra các món ăn có mùi vị độc đáo và đặc biệt; đồng thời mang lại sự tương tác gần gũi giữa thương hiệu với khách hàng.
Hương vị vốn dĩ có khả năng kích thích trí nhớ của con người. Vậy nên bằng cách kết hợp khéo léo các nguyên liệu và gia vị chế biến khác nhau, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm ẩm thực làm cho khách hàng ấn tượng. Từ đó, sự hài lòng và niềm yêu thích của họ dành cho thương hiệu của bạn cũng sẽ được lan tỏa một cách tự nhiên và mạnh mẽ hơn rất nhiều.
1.2 Những người làm ngành pha chế
1.2.1 Sáng tạo và đổi mới
Sensory giúp người làm ngành pha chế tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới lạ cho các loại thức uống. Bằng cách khám phá và thử nghiệm các hương vị khác nhau, họ có thể phát triển những công thức mới, kết hợp các thành phần khác nhau và tạo ra những trải nghiệm hương vị độc đáo và ấn tượng.
1.2.2 Chất lượng sản phẩm
Trong lĩnh vực pha chế, việc đánh giá chất lượng của các nguyên liệu và sản phẩm cà phê là điều không thể thiếu. Rèn luyện kỹ năng cảm quan sẽ giúp bạn có khả năng nhận biết hương vị một cách chính xác. Điều này đảm bảo rằng mỗi ly thức uống thành phẩm khi đến tay người thưởng thức đều có chất lượng và hương vị tuyệt vời.
1.2.3 Tạo dựng dấu ấn cá nhân
Sensory giúp nhân viên pha chế tạo dựng dấu ấn cá nhân khác biệt. Dựa trên nền tảng vững chắc về cảm quan mùi vị, các Barista hay Bartender có thể sáng tạo ra những ly thức uống đẹp mắt mang hương vị độc nhất. Điều này giúp họ trở nên “cool ngầu” và cuốn hút trong mắt khách hàng, đồng thời cũng là lợi thế cạnh tranh tốt giúp những nhân viên pha chế chuyên nghiệp này khẳng định được thương hiệu cá nhân trên thị trường cà phê rộng lớn.
Gợi ý bạn xem thêm:
1.2.4 Cải tiến công thức
Khi quan sát và lắng nghe phản hồi của khách hàng về hương vị thức uống, người làm nghề pha chế có thể nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Từ đây, họ sẽ điều chỉnh, cải tiến công thức sao cho phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu và gu thưởng thức của khách hàng.
1.2.5 Đảm bảo chất lượng và đồng nhất
Kỹ năng cảm quan mùi vị hỗ trợ cho người pha chế trong việc kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu đầu vào. Họ có khả năng đánh giá chất lượng của cà phê và kiểm soát tỷ lệ công thức để mỗi ly thức uống luôn có sự đồng nhất. Quá trình này nhằm đảm bảo cho mọi khách hàng đều được trải nghiệm chất lượng thức uống giống nhau mỗi khi đến quán.
1.2.6 Kiểm soát sự cân bằng hương vị
Với các giác quan nhạy bén, người làm nghề pha chế có thể kiểm soát sự cân bằng giữa các hương vị trong một ly đồ uống bằng cách điều chỉnh tỷ lệ và kết hợp các thành phần để tạo ra hương vị phù hợp và hài hòa nhất. Nhờ kỹ năng tuyệt vời này, đồ uống sẽ có sự cân đối giữa độ ngọt, độ đắng, độ chua… để tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho người thưởng thức.
2. Nhóm ngành sáng tạo nội dung: Reviewer, Food Blogger, Youtuber
Không chỉ là kỹ năng hỗ trợ đắc lực cho những người làm ngành F&B, Sensory còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho những người làm ngành sáng tạo nội dung như Reviewer, Food Blogger hay YouTuber. Cảm quan sẽ giúp cho nghề nghiệp của nhóm ngành này trở nên thăng hoa hơn nhờ vào khả năng:
2.1 Mô tả chi tiết
Khi đánh giá sản phẩm hoặc thực đơn, kỹ năng Sensory sẽ giúp bạn khéo léo mô tả chi tiết về mùi thơm, hương vị, sự phối hợp màu sắc và nguyên liệu… Nhờ việc truyền đạt tốt trải nghiệm từ bản thân, người xem sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, hiểu rõ hơn về sản phẩm/món ăn/thức uống và cảm thấy tin cậy khi xem nội dung của bạn.
2.2 Tạo sự gắn kết với khán giả
Sở hữu kỹ năng Sensory giúp cho những nhà sáng tạo nội dung dễ dàng hơn trong việc kết nối với khán giả của mình. Bằng cách diễn tả, truyền đạt dễ hiểu và trực quan nhất, người xem sẽ cảm thấy như họ đang thực sự được tham gia vào trải nghiệm của bạn. Ranh giới giữa người sáng tạo nội dung và người tiêu thụ nội dung cũng nhờ vậy mà được thu hẹp lại.
2.3 Đưa ra sự đánh giá chất lượng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề sáng tạo nội dung, một vài luồng ý kiến đã cho rằng các Reviewer, Food Blogger, Youtuber thường chỉ đánh giá sản phẩm, món ăn hay thức uống theo cảm tính một cách chủ quan chứ không dựa trên kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực.
Để phá vỡ những định kiến này, kỹ năng Sensory cùng những kiến thức chuyên sâu sẽ giúp cho người sáng tạo nội dung đánh giá kỹ lưỡng hơn về chất lượng và khía cạnh mùi vị của các sản phẩm. Điều này từng bước đưa bạn trở thành một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp và uy tín
3. Học Sensory giúp tận hưởng cuộc sống
Có phải bạn đang cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh và bản thân bị cuốn theo dòng chảy hối hả này? Cuộc sống ẩn chứa vô vàn điều thú vị và tìm hiểu về Sensory cũng là cách tuyệt vời để chúng ta học cách chậm lại và tận hưởng trọn vẹn mọi khoảnh khắc. Học cách sử dụng các giác quan của mình (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác) sẽ giúp bạn trải nghiệm thế giới dưới góc nhìn sâu sắc và trọn vẹn hơn.
Sensory giúp chúng ta sống trọn vẹn từng giây phút ở hiện tại, thay vì bị lôi cuốn vào suy nghĩ và lo lắng về tương lai hoặc quá khứ. Bạn sẽ trở nên tận hưởng hơn khi thường thức sắc màu và vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh, khi lắng nghe những âm thanh đầy sống động trong âm nhạc hay cả sự hạnh phúc khi thưởng thức vị ngon và hương thơm của các món ăn, thức uống. Hãy mở lòng và tận hưởng cuộc sống thông qua các giác quan của bạn, cuộc sống sẽ trở thành những cuộc phiêu lưu thú vị.
Gợi ý bạn xem thêm:
Sensory đóng vai trò như thế nào đối với sự tập trung?
Người kinh doanh cà phê có cần học sensory không?
Có thể thấy rằng dù ở khía cạnh công việc hay cuộc sống, Sensory đều có sự gắn kết sâu sắc. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với kỹ năng cảm quan mùi vị, đừng ngần ngại đồng hành cùng Barista School để khai phá sự kỳ diệu của những giác quan nhé!