Barista cần biết: Giá cà phê tăng nên mừng hay lo?

Submitted by hiroshi.digital On Monday, 09/12/22 - 3:41pm

Sau những ngày tăng liên tiếp trong tháng 8 thì đến ngày 1/9, giá cà phê bắt đầu giảm cho đến nay. Giá cà phê giảm nghe qua có vẻ đáng lo, nhưng nhiều người làm cà phê lại thở phào nhẹ nhõm.

Giá cà phê giảm sau những ngày tăng vọt

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, giá cà phê nhân trong nước ngày 4/9 dao động trong khoảng từ 47.300 – 47.900 đồng/kg, giảm thêm 100 đồng/kg so với ngày 3/9. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp trong những ngày gần đây.

Màn chạm đất ngoạn mục của Fine Robusta
Giá cà phê nhân đã giảm sau nhiều ngày tăng kỷ lục

Chỉ cách đây không lâu, giá cà phê thế giới đã tăng cao kỷ lục, khiến cho giá cà phê nhân trong nước cũng tăng theo. Ngày 25/8, giá cà phê nhân tại Tây Nguyên đã vượt kỷ lục 50.000 đồng/kg. Giá cà phê trong nước được giao dịch trong khoảng 50.200 – 50.700 đồng/kg.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, từ ngày 1 đến 15/8, nước ta đã xuất khẩu 48,8 ngàn tấn cà phê, tương đương kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu USD. Lượng xuất khẩu tăng là một tất yếu khi Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, và là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê toàn cầu (sau Brazil).

Giá tăng – mừng hay lo?

Giá cà phê tăng là tín hiệu đáng mừng đối với ngành cà phê nước ta, nhất là đối với người trồng cà phê. Nhưng nhìn lại, thực tế lại không như vậy. Năm 2021, nhiều hộ trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai, Đak Lak vẫn có lãi mặc dù giá cà phê nhân chỉ khoảng từ 30 – 35 ngàn đồng/ kg.

Năm nay, giá cà phê có tăng nhưng giá phân bón lại tăng gấp đôi, giá nhân công cũng tăng cao, đó là chưa kể thời tiết thay đổi thất thường, khiến cho lợi nhuận không bù được chi phí. Không chỉ có mức giá nguyên liệu đầu vào tăng, mà nông dân còn bị thương lái ép giá. Nhiều nơi, thương lái chỉ mua với giá chưa đến 8 ngàn đồng/kg. Nên dù giá cà phê có tăng, song nông dân vẫn chịu lỗ so với những năm trước.

Giá tăng nhưng nông dân không có lãi

Mặt khác, khi giá cà phê tăng cao và lượng xuất khẩu tăng, thì nguy cơ cà phê tồn kho mạnh gây nên thiếu hụt nguồn cung trong nước. Ước tính, lượng cà phê tồn kho năm nay đã giảm hơn 20% so với vụ trước. Trong khi ba năm trước lượng tồn kho liên tục tăng.

Giá trị của ly cà phê

Giá cà phê tăng cao là một thách thức lớn đối với những người kinh doanh quán cà phê trên khắp Việt Nam. Để có được loại cà phê chất lượng cao, các nhà kinh doanh thường chấp nhận mua nguyên liệu với giá cao hơn giá xuất khẩu. Họ không ngại tự mình tìm đến những vùng trồng cà phê, hay những nhà sản xuất cà phê chất lượng cao. Ngoài ra, họ còn chú trọng đến chất lượng rang xay để có chất lượng cà phê ổn định.

Cách pha chế ly cà phê chuẩn
Giá tăng có thể gây khó khăn cho người kinh doanh quán cà phê

Sự thay đổi trong tư duy người kinh doanh quán cà phê đã giúp tạo chuỗi giá trị gắn kết và bền vững cho cà phê. Đây là động lực để người nông dân cải tiến phương thức trồng trọt, nhà buôn cải tiến phương thức thu hoạch, chế biến, thợ rang cải tiến chất lượng mẻ rang… từ đó làm ra loại cà phê chất lượng tốt.

Thế nhưng, người tiêu dùng lại chưa sẵn sàng trả giá cao cho ly cà phê mình uống. Muốn nâng cao khả năng nhận biết và sẵn sàng trả giá cao cho ly cà phê chất lượng thì cần rất nhiều thời gian. Và một trong những người sẽ tác động đến khả năng thẩm định, thưởng thức cà phê chất lượng cao của khách hàng chính là đội ngũ các Barista tâm huyết hiện nay.

Bài viết liên quan