Có rất nhiều cách để các Barista có thể thành công với con đường chuyên nghiệp của mình. Nhưng phương pháp vững chắc nhất, đó chính là sở hữu một nền tảng kiến thức chính quy cũng như các chứng chỉ SCA quốc tế. Trong số đó, phải kể đến hệ thống đào tạo của SCA, vốn được thế giới tín nhiệm với chất lượng đào tạo với nhiều hoạt động ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường cà phê toàn cầu.
Hãy cùng Barista School cùng tìm hiểu về chứng chỉ SCA quốc tế và được công nhận toàn cầu nhé!
Hệ thống chứng chỉ SCA quốc tế
CSP – Coffee Skill Program là chương trình giáo dục về kỹ năng cà phê do các thành viên SCA (Specialty Coffee Association – Hiệp hội Cà phê Đặc sản Thế giới) soạn thảo. Bằng chứng nhận có giá trị toàn thế giới, xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính là Cà Phê Đặc Sản (Specialty Coffee).
CSP trải rộng với 6 bộ môn:
– Tổng quan về cà phê (Introduction to Coffee)
– Pha chế thủ công (Brewing Skills)
– Cảm quan hương vị (Sensory Skills)
– Hạt nhân xanh (Green Coffee)
– Kỹ năng rang (Roasting Skills).
Mỗi bộ môn kỹ năng sẽ chia làm ba cấp độ từ nền tảng (Foundation), nâng cao (Intermediate) đến chuyên gia (Professional). Cho đến hiện tại, CSP là một trong những chương trình đào tạo chuyên nghiệp uy tín nhất nhì trên thế giới.
Việc sở hữu các chứng chỉ SCA quốc tế có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong công việc?
Lợi thế của việc sở hữu bằng SCA
1. Nền tảng kiến thức chính quy
SCA là một trong những hệ thống đào tạo chính quy kiến thức cà phê. Lấy Cà phê Đặc Sản (Specialty Coffee) làm đối tượng chính. Đặc biệt cần thiết nếu bạn đang có ý định theo đuổi con đường chuyên nghiệp. Tuy chương trình học là các khóa ngắn hạn, nhưng lượng thông tin thiết yếu cũng như xu hướng thị trường hiện tại được cập nhật đầy đủ. Học viên sẽ yên tâm, tự tin phát triển trong thị trường cà phê. Một nền tảng vững chắc chính là tiền đề để bạn có thể thỏa sức “vươn cánh” trên con đường trở thành chuyên gia.
2. Chứng chỉ SCA là chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa “cơ hội”
Thông qua các lớp học SCA, các học viên được kết nối với những đồng môn. Đó là những người có cùng chung mục tiêu trong ngành nghề cà phê. Tuy lĩnh vực làm việc có thể khác nhau, nhưng mối quan hệ hợp tác là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển không chỉ cho từng cà nhân nói riêng mà còn là cho thị trường cà phê nói chung. Một Barista luôn cần phải kết nối với Thợ Rang. Hay Thợ Rang cũng cần làm việc trực tiếp với các Thu Mua hoặc Nhà Sản Xuất v…v Mỗi vị trí là một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Để có thể bảo đảm chất lượng thành quả cuối cùng đến tay khách hàng.
Bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn trong mắt các nhà tuyển dụng khi sở hữu chứng chỉ SCA. Đồng thời củng cố công việc cũng như sự phát triển cho tương lai của mình.
3. Mỗi Chứng chỉ SCA đánh dấu một cột mốc thành tựu cá nhân
Nếu không có cột mốc, chúng ta sẽ khó biết được mình đã đi được bao xa. Hay cần đi thêm bao lâu nữa để đến được thành công. Mọi người cần đạt được những thành tựu nhất định để hệ thống lộ trình kỹ năng, kiến thức của bản thân. Đồng thời lấy động lực của thành quả để chuẩn bị cho những gì muốn đạt được trong tương lai. Chứng chỉ SCA sẽ là một minh chứng cho kiến thức và kỹ năng mà bạn đã và sắp có được trong công cuộc phát triển sự chuyên nghiệp của mình.
4. Xây dựng vị thế của ngành trong quan điểm của xã hội, vị trí cá nhân trong ngành
Ngành cà phê vẫn chưa nhận được sự công nhận xứng đáng ở thị trường nước nhà. Một phần nguyên nhân do những định kiến bảo thủ về văn hóa thưởng thức cà phê trước đây.
Nếu chúng ta có thể chứng minh cà phê là một bộ môn riêng. Chứng minh cà phê được công nhận toàn cầu bởi các hiệp hội như SCA hay GCS … Thì có thể xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và cải thiện quan điểm của xã hội đối với ngành cà phê. Không chỉ thế, các chứng chỉ Quốc tế còn là minh chứng khẳng định giá trị của những người làm nghề đối với ngành cà phê. Điều này mở ra những cơ hội làm việc và hợp tác trong tương lai.
Xem thêm: Làm sao để trở thành Barista Quốc Tế?
“Sưu tầm” chứng chỉ SCA như thế nào cho định hướng nghề nghiệp?
Tùy theo mỗi định hướng công việc mà chúng ta nên xây dựng kế hoạch học tập khác nhau. Sau đây là một số lộ trình bạn có thể tham khảo qua để xây dựng con đường chuyên nghiệp cho riêng mình. Lộ trình bao gồm các bộ môn và cấp độ cần thiết.
1. Đối với Barista – Head Barista
Introduction to Coffe, Barista skill (chuyên gia), Brewing Skills (nâng cao), Sensory Skills (chuyên gia )
Một lộ trình phù hợp với các Barista hoặc những ai muốn trở thành Barista chuyên nghiệp sẽ tập trung xoay quanh kiến thức tổng quan về cà phê. Tối đa hóa các kỹ năng pha chế và cảm quan từ cơ bản đến nâng cao. Có thể học hỏi thêm các bộ môn khác như Rang,… nếu muốn theo đuổi trở thành Barista Chuyên Nghiệp.
2. Đối với Brewers (Thợ pha thủ công)
Introduction to Coffee, Brewing skills (chuyên gia), Sensory Skills (chuyên gia), Green Beans (nâng cao), Rang (nâng cao)
Lộ trình dành cho một thợ pha thủ công có phần tương tự với Barista. Các kỹ năng chủ yếu tập trung vào Brewing skills và Cảm quan. Tuy nhiên, Brewers sẽ cần phải am hiểu về hạt cà phê và kỹ năng cảm quan. Bởi vì pha chế thủ công yêu cầu kiến thức chuyên sâu để xử lý cà phê thật tốt.
3. Đối với Roaster (Thợ Rang)
Introductionto Coffee, Green Beans (chuyên gia), Sensory Skills, (chuyên gia), Roasting skills (chuyên gia)
Công việc của Thợ Rang chủ yếu là xử lý hạt cà phê. Rang là một công đoạn cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành hương vị của cà phê, chỉ sau Sơ Chế. Vì vậy ngoài việc phải thành thạo bộ môn Rang ra thì kiến thức chuyên sâu về Hạt Nhân và Cảm Quan cũng quan trọng không kém.
Bộ Môn Hạt Cà Phê Nhân (Green Coffee) giúp bạn có kiến thức về sản phẩm đang làm việc. Đồng thời kỹ năng Cảm Quan có vai trò như kim chỉ nam cho bất kỳ thợ rang nào. Chỉ khi xác định được hương vị muốn truyền tải, bạn mới có thể phát triển hồ sơ rang phù hợp cho từng loại cà phê. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó. Có rất nhiều tác nhân xảy ra trong quá trình rang gây ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị. Bạn cần phải dùng kỹ năng cảm quan để phát hiện và xử lý chính xác.
4. Đối với Đánh Giá và Thu Mua
Introduction to Coffee, Green Beans (chuyên gia), Brewing (nền tảng), Sensory Skills (chuyên gia), Roasting (nền tảng)
Là một Thu Mua, bạn cần phải am hiểu quy trình của cà phê ở các phân đoạn khác nhau từ trồng trọt, sơ chế, đến rang … Đồng thời phải có kỹ năng đánh giá cảm quan tốt. Và cả kiến thức về các vai trò khác trong ngành để lựa chọn hàng phù hợp với thị trường. Với tính chất tổng quát về pha chế, Brewing sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều về mọi phương diện.
5. Đối với vai trò Sản xuất cà phê
Introduction to coffee, Green Beans (chuyên gia ), Sensory (chuyên gia)
Nhà sản xuất, các nông hộ chuyên trách về trồng trọt và sơ chế sẽ cần phải học về tiêu chuẩn chất lượng của hạt Cà phê Đặc Sản trên thế giới. Hai bộ môn Green Beans và Sensory ở cấp độ chuyên gia giúp cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này có thể nắm bắt được yêu cầu của Cà Phê Đặc Sản. Từ đó làm nền tảng phấn đấu cải tiến chất lượng.
Cho dù là ngành nghề nào, lĩnh vực nào, thì kiến thức luôn song hành với sự thành công. Chứng chỉ nghề nói riêng hay chứng chỉ Quốc tế nói chung là một thước đo. Chúng giúp mọi người tự nhìn nhận khả năng, kỹ năng cũng như trình độ của bản thân trên mặt bằng Thế giới.
Việc học không thể thành công nếu nó thiếu tính chính quy và hệ thống. Ngành cà phê Việt Nam dù phát triển rất sôi nổi trong thời gian gần đây. Nhưng chúng ta vẫn thiếu sự chuyên nghiệp cần có. Đa số chưa đánh giá đầy đủ về tầm quan trọng của một hệ thống đào tạo nghề nghiệp. Nếu không mở rộng tầm nhìn chúng ta sẽ không thể nhận ra “đáy giếng” của mình. Vì vậy, bạn cần thực sự nghiêm túc với những gì mình đang làm, nghiêm túc với con đường mình đã chọn. Để nhìn nhận sự đầu tư cần có để “vươn vai” cho bản thân!
VIỆT NAM BARISTA SCHOOL
Website: https://baristaschool.vn
Facebook: https://www.facebook.com/VietNamBaristaSchool
Hotline: 1900 636 246
Địa chỉ: 38/13 Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM